Hôm nay đọc lại bài thơ thấy hay, thấy thích quá. Sao mà cụ Nguyễn Bính khéo viết lục bát thế không biết, sau Nguyễn Du, thì lục bát của ông này là nhất. Người ta kể rằng, Nguyễn Bính từng lấy Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du làm sách gối đầu giường. Người duy nhất Nguyễn Bính phục tài và nguyện suốt đời làm người học trò nhỏ chính là Nguyễn Du. ( Xin bạn xem liên kết ở cuối bài viết này ). Trong bài viết nhỏ này, tôi chỉ xin mạo muội bàn về một điểm nhỏ trong bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Bính, đó là sự cách tân về nhịp điệu trong thơ lục bát của ông. Những dấu ngắt ba trong câu Tám, khá nhiều trong bài thơ. Kiểu ngắt nhịp lạ đời này tạo hiệu quả rất lạ:
.... Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ ...
...Chị thương chị, kiếp con chim lìa đàn...
...
...Ba gian trống, một mảnh vườn xác xơ...
....
...Trời giông bão, giữa tràng giang, lật thuyền...
....
... Hoa xoan nở, xác con ve hoàn hồn ...
....
... Mối tình chết, đã có người hồi sinh...
Đem 8 tiếng, mà chia ra thì có bao nhiêu cách, rất nhiều đúng không? 1-1 ( thành 8 từ lẻ loi); 4 - 4, 2-2-2-2 ; 2-2-4 vv. Sao Nguyễn Bính lại chọn cách ngắt: 3 - 3 - 2 nhỉ ?
Liên tưởng đến cách ngắt trong thể song thất lục bát:
Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt
Cõi Cam tuyền mờ mịt thức mây ( Chinh phụ ngâm - Nữ sĩ Đoàn thị Điểm)
Nay tôi mạo muội thêm vào 2 từ nữa để thành 7+1 = 8
( Xin cụ Đoàn thị Điểm tha lỗi cho con..)
Trống tràng thành lung lay bóng nguyệt lặn
Cõi Cam tuyền mờ mịt thức mây xa
Liệu có ảnh hưởng đến sự sáng tạo của Nguyễn Bính ?
Có thể đây là bước khởi đầu sự cách tân thể thơ lục bát hay chăng? Nhịp điệu truyền thống đã tạo nên vẻ đẹp của thể thơ lục bát ( 6 - 8), bạn hãy đọc câu ca dao :
Hôm qua tát nước đầu đình
Để quên chiếc nón trên cành hoa xoan
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà
Cái cách ngắt ấy thật phù hợp cho phong cách vừa sáng tác, vừa trình diễn, đủ chậm rãi để cho người diễn xướng ngâm ngợi chọn tứ, chọn từ, chọn cách ứng xử cho thích hợp với người hát, hoặc hò đối đáp với mình. Trong các làn điệu chèo, có khi còn đệm thêm những âm như: "tình tình thời" , " y...a.." , " dẫu rằng mà" ... coi như kế hoãn binh để người hát đủ thời gian sáng tác tiếp.
Thì trong bài thơ cái cách truyền thống ấy rất nhuần nhuyễn trong những câu như:
Em ơi em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương ( 2 lần )
Nhưng cái style ngắt 3 vào câu 8 này cụ Nguyễn Bính rất khoái sử dụng: bên cạnh những câu như
Chị đi một bước trăm đường xót xa
Hay:
Sang ngang lỡ bước riêng mình chị sao?
Là những câu như:
... Là tan vỡ giấc mộng vàng từ đây
....Đầy thuyền hận có biết bao nhiêu người
.....Mẹ ngồi bên cửi xe tơ
Thời thường nhắc:" chị mày giờ ra sao?"
Mặc dù không có dấu phảy, nhưng đố bạn đọc thành Là tan - vỡ giấc - mộng vàng - từ đây hay đọc: Dây pháo - đỏ bỗng - vang trời nổ ran..., hay đọc: Dẫu sao - thì sự - đã rồi nghe em, hoặc đọc Dẫu sao thì sự - đã rồi nghe em.
Lối ngắt nhịp này làm ta nghe như tiếng nức nở của lòng người con gái lúc rời những người thân đi theo chồng, không tình yêu, không biết rõ tương lai mình sẽ ra sao, đầy lắng lo và tiếc nuối, tiếc nuối tuổi thơ và cái nôi gia đình ấm êm, tiếc nuối mối tình thơ đầu tiên:
Mười năm đưa đám một mình
Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên
Đêm nay là trắng ba đêm
Chị thương chị, kiếp con chim lìa đàn
Tôi tưởng tượng như cô nàng cứ đi được vài bước, lại dừng lại quệt nước mắt, nhìn lại ngôi nhà thân thương chứa đầy những ký niệm yêu thương, hay là lưu luyến nhìn con đường nho nhỏ uốn quanh làng, mà ngày nào chàng và nàng đã từng gặp gỡ...
Lúc đầu, tôi đã nghĩ lối ngắt này khi đọc khó nhớ, khó ngắt đúng như ý của văn bản. Nhưng tôi đã nhầm, bà dì tôi, đã 80 tuổi, rất nhớ và ngâm rất chuẩn dấu ngắt nhịp này. Cái đáng yêu của thơ Nguyễn Bính, sự đồng điệu tâm hồn dân dã của thơ Nguyễn Bính đã thực sự vượt lên trên cấu trúc cũ mà đến được với mọi người.
Việc sử dụng luật bằng - trắc cũng thực sự điệu nghệ, chỉ xin chú ý đến câu:
...Cách mấy mươi con sông sâu,
Và trăm nghìn vạn nhịp cầu chênh vênh...
Hay như:
...Úp mặt vào hai bàn tay
Chị tôi khóc suốt một ngày, một đêm ...
Hai âm trắc sát nhau ở câu 6, ( Cách- mấy, Úp mặt ) rất hiếm thấy trong thể lục bát truyền thống.
Cái ông Vũ Quần Phương, sau này có lẽ cũng bắt chước Nguyễn Bính mà viết được mấy bài lục bát nghe hay đáo để...
Cảm nhận cái hay của bài thơ như thế nào, thì cũng tùy theo từng người. Các bà, các chị ngày trước lấy chồng theo kiểu cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy thì thấm thía lắm.Còn bây giờ tự do hôn nhân nên ít có người đồng cảm với bài thơ chăng?
Cuối cùng, tôi mạo muội thách vui các nhạc sĩ phổ được nhạc cho bài thơ này đấy. Khó lắm phải không ạ!
.... Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ ...
...Chị thương chị, kiếp con chim lìa đàn...
...
...Ba gian trống, một mảnh vườn xác xơ...
....
...Trời giông bão, giữa tràng giang, lật thuyền...
....
... Hoa xoan nở, xác con ve hoàn hồn ...
....
... Mối tình chết, đã có người hồi sinh...
Đem 8 tiếng, mà chia ra thì có bao nhiêu cách, rất nhiều đúng không? 1-1 ( thành 8 từ lẻ loi); 4 - 4, 2-2-2-2 ; 2-2-4 vv. Sao Nguyễn Bính lại chọn cách ngắt: 3 - 3 - 2 nhỉ ?
Liên tưởng đến cách ngắt trong thể song thất lục bát:
Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt
Cõi Cam tuyền mờ mịt thức mây ( Chinh phụ ngâm - Nữ sĩ Đoàn thị Điểm)
Nay tôi mạo muội thêm vào 2 từ nữa để thành 7+1 = 8
( Xin cụ Đoàn thị Điểm tha lỗi cho con..)
Trống tràng thành lung lay bóng nguyệt lặn
Cõi Cam tuyền mờ mịt thức mây xa
Liệu có ảnh hưởng đến sự sáng tạo của Nguyễn Bính ?
Có thể đây là bước khởi đầu sự cách tân thể thơ lục bát hay chăng? Nhịp điệu truyền thống đã tạo nên vẻ đẹp của thể thơ lục bát ( 6 - 8), bạn hãy đọc câu ca dao :
Hôm qua tát nước đầu đình
Để quên chiếc nón trên cành hoa xoan
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà
Cái cách ngắt ấy thật phù hợp cho phong cách vừa sáng tác, vừa trình diễn, đủ chậm rãi để cho người diễn xướng ngâm ngợi chọn tứ, chọn từ, chọn cách ứng xử cho thích hợp với người hát, hoặc hò đối đáp với mình. Trong các làn điệu chèo, có khi còn đệm thêm những âm như: "tình tình thời" , " y...a.." , " dẫu rằng mà" ... coi như kế hoãn binh để người hát đủ thời gian sáng tác tiếp.
Thì trong bài thơ cái cách truyền thống ấy rất nhuần nhuyễn trong những câu như:
Em ơi em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương ( 2 lần )
Nhưng cái style ngắt 3 vào câu 8 này cụ Nguyễn Bính rất khoái sử dụng: bên cạnh những câu như
Chị đi một bước trăm đường xót xa
Hay:
Sang ngang lỡ bước riêng mình chị sao?
Là những câu như:
... Là tan vỡ giấc mộng vàng từ đây
....Đầy thuyền hận có biết bao nhiêu người
.....Mẹ ngồi bên cửi xe tơ
Thời thường nhắc:" chị mày giờ ra sao?"
Mặc dù không có dấu phảy, nhưng đố bạn đọc thành Là tan - vỡ giấc - mộng vàng - từ đây hay đọc: Dây pháo - đỏ bỗng - vang trời nổ ran..., hay đọc: Dẫu sao - thì sự - đã rồi nghe em, hoặc đọc Dẫu sao thì sự - đã rồi nghe em.
Lối ngắt nhịp này làm ta nghe như tiếng nức nở của lòng người con gái lúc rời những người thân đi theo chồng, không tình yêu, không biết rõ tương lai mình sẽ ra sao, đầy lắng lo và tiếc nuối, tiếc nuối tuổi thơ và cái nôi gia đình ấm êm, tiếc nuối mối tình thơ đầu tiên:
Mười năm đưa đám một mình
Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên
Đêm nay là trắng ba đêm
Chị thương chị, kiếp con chim lìa đàn
Tôi tưởng tượng như cô nàng cứ đi được vài bước, lại dừng lại quệt nước mắt, nhìn lại ngôi nhà thân thương chứa đầy những ký niệm yêu thương, hay là lưu luyến nhìn con đường nho nhỏ uốn quanh làng, mà ngày nào chàng và nàng đã từng gặp gỡ...
Lúc đầu, tôi đã nghĩ lối ngắt này khi đọc khó nhớ, khó ngắt đúng như ý của văn bản. Nhưng tôi đã nhầm, bà dì tôi, đã 80 tuổi, rất nhớ và ngâm rất chuẩn dấu ngắt nhịp này. Cái đáng yêu của thơ Nguyễn Bính, sự đồng điệu tâm hồn dân dã của thơ Nguyễn Bính đã thực sự vượt lên trên cấu trúc cũ mà đến được với mọi người.
Việc sử dụng luật bằng - trắc cũng thực sự điệu nghệ, chỉ xin chú ý đến câu:
...Cách mấy mươi con sông sâu,
Và trăm nghìn vạn nhịp cầu chênh vênh...
Hay như:
...Úp mặt vào hai bàn tay
Chị tôi khóc suốt một ngày, một đêm ...
Hai âm trắc sát nhau ở câu 6, ( Cách- mấy, Úp mặt ) rất hiếm thấy trong thể lục bát truyền thống.
Cái ông Vũ Quần Phương, sau này có lẽ cũng bắt chước Nguyễn Bính mà viết được mấy bài lục bát nghe hay đáo để...
Cảm nhận cái hay của bài thơ như thế nào, thì cũng tùy theo từng người. Các bà, các chị ngày trước lấy chồng theo kiểu cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy thì thấm thía lắm.Còn bây giờ tự do hôn nhân nên ít có người đồng cảm với bài thơ chăng?
Cuối cùng, tôi mạo muội thách vui các nhạc sĩ phổ được nhạc cho bài thơ này đấy. Khó lắm phải không ạ!
Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Bính
được sáng tác vào năm 1940:
Trân trọng mời các bạn nhấn vào các liên kết sau để nghe trọn vẹn bài thơ
http://www.youtube.com/watch?v=cJ8x4eWwtdw&feature=colike
http://www.youtube.com/watch?v=mVLiBBL--MA&feature=relmfu
Về nhà thơ Nguyễn Bính xin mời các bạn nhấn vào liên kết sau để tìm hiểu thêm nhé:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_B%C3%ADnh
http://www.youtube.com/watch?v=mVLiBBL--MA&feature=relmfu
Về nhà thơ Nguyễn Bính xin mời các bạn nhấn vào liên kết sau để tìm hiểu thêm nhé:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_B%C3%ADnh
“Em ơi em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa.
Cậy em, em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Hôm nay xác pháo đầy đường
Ngày mai khói pháo còn vương khắp làng
Chuyến này chị bước sang ngang
Là tan vỡ giấc mộng vàng từ nay.
Rượu hồng em uống cho say,
Vui cùng chị một vài giây cuối cùng.
(Rồi đây sóng gió ngang sông,
Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ)
Miếu thiêng vụng kén người thờ,
Nhà hương khói lạnh, chị nhờ cậy em.
Đêm nay là trắng ba đêm,
Chị thương chị, kiếp con chim lìa đàn.
Một vai gánh vác giang san...
Một vai nữa gánh muôn vàn nhớ thương.
Mắt quầng, tóc rối tơ vương
Em còn cho chị lược gương làm gì!
Một lần này bước ra đi
Là không hẹn một lần về nữa đâu,
Cách mấy mươi con sông sâu,
Và trăm nghìn vạn nhịp cầu chênh vênh
Cũng là thôi... cũng là đành...
Sang ngang lỡ buớc riêng mình chị sao?
Tuổi son nhạt thắm phai đào,
Đầy thuyền hận có biết bao nhiêu người!
Em đừng khóc nữa, em ơi!
Dẫu sao thì sự đã rồi nghe em!
Một đi bảy nổi ba chìm,
Trăm cay nghìn đắng, con tim héo dần
Dù em thương chị mười phần,
Cũng không ngăn nỗi một lần chị đi.”
Chị tôi nước mắt đầm đìa,
Chào hai họ để đi về nhà ai...
Mẹ trông theo, mẹ thở dài,
Dây pháo đỏ bỗng vang trời nổ ran.
Tôi ra đứng ở đầu làng
Ngùi trông theo chị khuất ngàn dâu thưa.
Giời mưa ướt áo làm gì?
Năm mười bẩy tuổi chị đi lấy chồng.
Người ta: pháo đỏ rượu hồng
Mà trên hồn chị: một vòng hoa tang.
Lần đầu chị bước sang ngang,
Tuổi son sông nước đò giang chưa tường.
Ở nhà em nhớ mẹ thương
Ba gian trống, một mảnh vườn xác xơ.
Mẹ ngồi bên cửi se tơ
Thời thường nhắc: “Chị mầy giờ ra sao?”
“- Chị bây giờ”... nói thế nào?
Bướm tiên khi đã lạc vào vườn hoang.
Chị từ lỡ bước sang ngang
Trời dông bão, giữa tràng giang, lật thuyền.
Xuôi dòng nước chảy liên miên,
Đưa thân thế chị tới miền đau thương,
Mười năm gối hận bên giường,
Mười năm nước mắt bữa thường thay canh.
Mười năm đưa đám một mình,
Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên.
Mười năm lòng lạnh như tiền,
“Tim đi hết máu, cái duyên không về.
Nhưng em ơi một đêm hè,
Hoa soan nở, xác con ve hoàn hồn.
Dừng chân bên bến sông buồn,
Nhà nghệ sĩ tưởng đò còn chuyến sang.
Đoái thương, duyên chị lỡ làng.
Đoái thương phận chị dở dang những ngàỵ
Rồi ... rồi ... chị nói sao đây!
Em ơi, nói nhỏ câu này với em...
...Thế rồi máu trở về tim
Duyên làm lành chị duyên tìm về môi.
Chị nay lòng ấm lại rồi,
Mối tình chết, đã có người hồi sinh.
Chị từ dan díu với tình,
Đời tươi như buổi bình minh nạm vàng.”
Tim ai khắc một chữ “nàng”
Mà tim chị một chữ “chàng” khắc theo.
Nhưng yêu chỉ để mà yêu,
Chị còn dám ước một điều gì hơn.
Một lần hai lỡ keo sơn,
Mong gì gắn lại phím đàn ngang cung.
Rồi đêm kia, lệ ròng ròng
Tiễn đưa người ấy sang sông chị về.
Tháng ngày qua cửa buồn the,
Chị ngồi nhặt cánh hoa lê cuối mùa.
Úp mặt vào hai bàn tay,
Chị tôi khóc suốt một ngày một đêm.
“Đã đành máu trở về tim,
Nhưng không ngăn nỗi cánh chim giang hồ.
Người đi xây dựng cơ đồ...
Chị về trồng cỏ nấm mồ thanh xuân.
Người đi khoác áo phong trần,
Chị về may áo liệm dần nhớ thương.
Hồn trinh ôm chặt chân giường,
Đã cùng chị khóc đoạn trường thơ ngây.
Năm xưa đêm ấy giường này,
Nghiến răng... nhắm mắt... chau mày... cực chưa!
Thế là tàn một giấc mơ,
Thế là cả một bài thơ não nùng!
Tuổi son má đỏ môi hồng,
Bước chân về đến nhà chồng là thôi!
Đêm qua mưa gió đầy giời,
Trong hồn chị, có một người đi qua...
Em về thương lấy mẹ già,
Đừng mong ngóng chị nữa mà uổng công.
Chị giờ sống cũng như không
Coi như chị đã sang sông đắm đò."
Thank you for visiting my blog. I'm glad it has blessed you!
Trả lờiXóaHave a wonderful day!!!
Nghe bạn viết cũng thấy hay hay.Nhưng có lẽ không phải là người có nghề văn.
Trả lờiXóaCám ơm bạn đã comment. Bạn nói đúng. Tôi vốn không theo nghề văn. Cũng không phải lấy thơ văn làm dáng. Tôi quan niệm rằng,Thơ và Văn không phải là món xào xáo khéo tay của ngôn từ, mà nó thiêng liêng lắm, chỉ là đặc quyền của một số người.
Trả lờiXóaTrong bài viết, tôi có mạo muội thách vui các nhạc sĩ phổ nhạc bài thơ này. Sau khi nghe nghệ sĩ Hồng Vân diễn ngâm bài thơ, tôi nghĩ chắc sẽ có ngày bài thơ này được phổ nhạc.Không lâu đâu các bạn.
Trả lờiXóakhông phải bài thơ hay nào phổ nhạc cũng thành bài hát hay được.Thử nghĩ xem một bài thơ dài,như cả cuộc đời người thiếu phụ,đầy nước mắt nếu phổ nhạc thì sẽ là thể loại nhạc gì???Nếu chỉ là ghép nhạc vào thơ sẽ làm hỏng mất một tác phẩm .Xin các nhạc sỹ hãy để bài thơ này sống mãi với giọng ngâm của nghệ sĩ Hồng Vân.
Trả lờiXóaKhông phải bài thơ hay nào phổ nhạc cũng thành bài hát hay được.Thử nghĩ xem :bài thơ dài như cả cuộc đời người thiếu phụ,đầy nước mắt,nếu phổ nhạc thì nhạc sẽ là thể loại nào?Nếu chỉ ghép nhạc với thơ có thể làm hỏng tác phẩm.Xin các nhạc sỹ hãy để bài thơ sỗng mãi với giộng ngâm của nghệ sỹ Hồng Vân
Trả lờiXóa