Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

HỆ THỐNG CÁC KÝ HIỆU KỸ THUẬT TRÊN CÁC ỐNG KÍNH MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ


Thuật ngữ, ký hiệu trên Ống kính máy ảnh số
Topic tra cứu các ký hiệu riêng của Máy ảnh, Ống kính do PhotoKing sưu tầm nhằm giúp các bạn có thể hiểu sâu hơn về các trang thiết bị này và chọn mua Máy ảnh, Ống kính phù hợp với nhu cầu sử dụng

Bạn click vào  đây   nếu không thích bài viết này

Thuật ngữ - Ký hiệu trên ống kính Canon

 L (luxury)
Các ống kính có ký hiệu L đều thuộc dòng ống kính sang trọng của Canon. Đây là những ống kính chất lượng tốt nhất của Canon và được chế tạo phục vụ giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp và các tay chơi sành điệu. Các ống L cho chất lượng ảnh cao, tự động căn nét nhanh, cấu tạo chắc chắn và chịu được thời tiết xấu do có các lớp keo gắn bảo vệ (tất cả các ống Canon sản xuất sau 1999 đều có keo gắn) 

IS (image stablizer)
Ống có ký hiệu IS có chức năng chống rung do rung tay máy và cho phép chụp ở tốc độ chậm hơn thông thường 2-3 bước. Canon tuyên bố các ống kính chống rung IS thế hệ mới nhất cho phép chụp chậm hơn tới 4 bước. IS là một chức năng hết sức quan trọng giúp ảnh không bị mất nét. 

USM (ultra-sonic motor)
Các ống kinh USM có gắn mô-tơ siêu âm. Đây là điểm quan trọng giúp căn nét tự động nhanh và phục vụ hữu hiệu căn nét hoàn toàn bằng tay. Có 2 loại ống USM: Một loại có vòng USM chất lượng tuyệt hảo và loại kia là ống micro-USM chất lượng kém hơn nhiều. Hầu như tất cả các ống L USM đều sử dụng vòng USM, còn các dòng ống không có ký hiệu L, đặc biệt là các ống có giá thấp, đều sử dụng micro-USM 

DO (diffactive optic)
Canon có hai loại ống kính sử dụng chi tiết thấu kinh DO là ống 70-300mm f/4.5-5.6 DO và ống 400 f/4 DO. Các ống này nhẹ và nhỏ hơn các ống không sử dụng chi tiết thấu kính DO, nhưng có giá rất cao còn chất lượng lại chưa thực xứng đáng với giá tiền. Các ống kính siêu tele mới công bố của Canon không sử dụng chi tiết thấu kính DO và có vẻ như Canon đã từ bỏ công nghệ này của hãng.

EF (Electro-focus)
Các ống kính EF có cơ chế căn nét tự động với mô tơ điện tử tinh vi gắn ngay trong ống kính. Tất cả thông tin giữa ống kính và thân máy được thực hiện thông qua các chân tiếp xúc điện tử. Các ống EF của Canon có ngạnh gá phù hợp với tất cả các thân máy dòng EOS của Canon. 

EF-S (Electro-Focus - Short back focus)
Các ống EF-S được thiết kế dành riêng cho các loại máy ảnh số gắn cảm biến APS-C (Advanced Photo System type-C), ví dụ như chiếc 40D và 400D. Các ống này không thể sử dụng với các thân máy toàn khổ (full frame - FF) và dòng APS-H do ống có các chi tiết thấu kính có thể làm hỏng gương của thân máy FF. Hơn nữa, khuôn hình chỉ vừa đủ cho các cảm biến APS. Công nghệ thấu kính sau gần hơn (S = short back focus) - thấu kính phía sau của ống kính được bố trí gần với cảm biến hơn cho phép sản xuất các ống kính góc rộng hơn và nhẹ hơn và giá thành rẻ hơn. 

TS-E (tilt and shift)
Các ống trượt nghiêng cho phép làm chủ chiều sâu và góc máy. Hiện nay chỉ có 3 loại ống TS-E là ống 24mm, 45mm và 90mm. Ống 24mm TS-E là ống duy nhất có ký hiệu L. Các ống kính TS-E này là các ống kính được thiết kế đặc biệt cho chụp kiến trúc nhưng chiếc 24mm có thể sử dụng chụp phong cảnh. Khác với các ống MP-E, đây là các ống không có chế độ căn nét tự động mà chỉ là các ống căn nét tay EF. 

MP-E (macro-photo)
Ống MP-E được thiết kế đặc biệt để chụp marco (chụp phóng đại ong bướm kiến, v.v…). Đây là loại ống duy nhất hiện nay có khả năng lấy cận cảnh lên tới tỷ lệ 5:1 mà không cần ống gắn dài và các thiết bị khác. Ống này không có đối thủ của Nikon, Sony và Olympus. Mặc dù vậy, ống này không được liệt vào chủng loại L. Ống này có cấu tạo chắc chắn và chất lượng ảnh chuyên nghiệp. 

I, II, III, v.v…:
Đây là ký hiệu chỉ đời ống kính. Đối khi các ống của Canon được nâng cấp nhưng vẫn cùng đời. Nhiều cải tiến thực sự không nổi bật lắm, chẳng hạn không có sự khác biệt lắm giữa ống 85mm f/1.2 L và ống 85mm f/1.2 L II. Tuy nhiên, có nhiều cải tiến nâng cấp lại rất ấn tượng, chẳng hạn như ống đời mới 14 f/2.8 II cho hình ảnh chất lượng hơn nhiều so với đời đầu 14 f/2.8 I.

 ------------------------------------------------------------------------------------------- 


Thuật ngữ - Ký hiệu trên ống kính Nikon

 AF (Auto Focus)
Ống kính có cơ chế căn nét tự động


AF-I (Auto Focus Internal)
Ống kính tự động căn nét có gắn mô-tơ bên trong, sử dụng trên các ống tele tầm xa. Bắt đầu được sản xuất 1992 và được thay thế bởi dòng AF-S vào 1996.

AF-S (Auto Focus Silent)
Ống kính tự động căn nét (autofocus) có gắn mô-tơ sóng từ SWM giúp căn nét nhanh và êm.


CPU (Central Processing Unit)
Các ống CPU (bộ xử lý trung tâm) có gắn các chân điện tử nối với thân máy để trao đổi dữ liệu với thân máy. Ký hiệu này chỉ được ghi trong bảng thông số kỹ thuật mà không được ghi trên thân ống kính. Tất cả các ống kính căn nét tự động của Nikon đều là ống CPU.


ED (extra-low dispersion)
Kính ED (extra-low dispersion) - kính có độ tán xạ cực thấp - là một yếu tố quan trọng trong công nghệ sản xuất ống kính chụp xa (telephoto) của Nikon. Kính ED được sử dụng chế tạo các loại thấu kính / ống kính cho độ sắc nét cực cao và hiệu chỉnh màu sắc trung thực thông qua việc giảm biến dạng màu sắc (sắc sai).
Kính ED do Nikon phát minh ưu việt hơn nhiều so với công nghệ xử lý sai sắc trước đây bằng flo-rít (flourite), làm tăng tuổi thọ chất lượng của ống kính. Kính ED có nhiều loại phục vụ các mục đích chế tạo ống kính khác nhau. Các ống kính ED cho độ nét và tương phản cao ngay cả ở khẩu độ mở lớn nhất.


SIC (super-integrated coating)
Lớp phủ ống kính siêu tích hợp SIC (super-integrated coating) bảo đảm các tính năng vượt trội của ống kinh Nikon. Để tăng tính năng của các chi tiết thấu kính quang học, Nikon đã áp dụng công nghệ lớp phủ bề mặt nhiều lớp đặc biệt làm giảm thiểu các nhược điểm của ống kính như lóa và ma nhòa (flare/ghost)
Lớp phủ đa tích hợp đa tầng của Nikon cho phép cải tiến ống kính ở nhiều mặt trong đó có giảm phản xạ ở một dải rộng các bước sóng ánh sáng và tạo cân bằng màu sắc cực kỳ tốt. Lớp phủ SIC đặc biệt có tác dụng với các loại ống kính có nhiều chi tiết thấu kính như các ống zoom chẳng hạn. Nikon cũng đặc biệt cẩn thận chế tạo riêng từng loại lớp phủ SIC khác nhau cho các loại ống kính khác nhau để bảo đảm chất lượng của từng loại ống kính.


N (nano crystal coat)
Lớp phủ N (nano crystal coat) là một lớp phủ chống phản xạ đầu tiên được giới thiệu trong các thiết bị sản xuất bán dẫn NSR-series (Nikon step and repeat) của Nikon. Lớp phủ này triệt tiêu gần như hoàn toàn hiện tượng phản xạ ở các thấu kính bên trong ống kính đối với một dải rộng các bước sóng ánh sáng và đặc biệt đem lại hiệu quả cao trong việc triệt tiêu các hiện tượng lóa và ma nhòa, nhất là ở các ống cực rộng. Lớp phủ N bao gồm nhiều lớp phủ có độ tán xạ cực thấp các hạt trong suốt cực mịn có kích thước nano (1 nano = 1/1.000.000 mm), là niềm tự hào của công nghệ sản xuất ống kính Nikon.


ASP (aspherical lens element)
Ống kính/ thấu kính chống cầu sai (aspherical lens element). Năm 1968 Nikon bắt đầu sản xuất các ống kính chống hiện tượng cầu sai (spherical aberration). Các ống kính sử dụng công nghệ chống cầu sai có thể triệt tiêu gần như hoàn toàn hiện tượng coma và các hiện tượng biến dạng khác của ống kính. Nikon áp dụng 3 loại thấu kính chống cầu sai: Mài chính xác, lai (kết hợp kính và plastic) và đúc.


CRC (close-range correction system)
Hệ thống điều chỉnh sai số căn nét cự ly gần (close-range correction system) là một trong những phát minh quan trọng nhất về công nghệ căn nét của Nikon, tạo điều kiện cho nhiếp ảnh gia chụp được những bức ảnh chất lượng miễn chê ở cự ly gần và cũng tăng cự ly căn nét. Với công nghệ CRC các chi tiết thấu kính được thiết kế theo dạng “trượt” theo đó các nhóm thấu kính di chuyển tự do để giúp căn nét chính xác. Hệ thống CRC được sử dụng trong các ống kính mắt cá, ống rộng, micro và một số ống tầm trung của Nikon/Nikkor.


IF (internal focusing)
Công nghệ căn nét trong (internal focusing) của Nikon cho phép căn nét mà không làm thay đổi kích thước của đối tượng được chụp ảnh. Tất cả các chuyển động quang học bên trong được giới hạn trong phạm vi chiều dài ống kính. Điều này cho phép chế tạo các ống kính gọn nhẹ hơn cũng như khả năng có thể căn nét ở cự ly gần hơn, và hơn nữa còn cho phép căn nét nhanh hơn. Hệ thống căn nét trong IF được sử dụng ở hầu hết các loại ống tele và nhiều loại ống khác của Nikon.


RF (rear-focusing)
Với hệ thống căn nét sau (rear-focusing) của Nikon, các thấu kính trong ống kính được chia ra làm nhiều nhóm và chỉ các nhóm phí sau ống được di chuyển khi căn nét. Điều này làm cho quá trình căn nét tự động nhanh nhẹ hơn.


DC (defocus-image control)
Các ống kính AF-DC Nikkor của Nikon sử dụng công nghệ kiểm soát mất nét (defocus-image control) cho phép nhiếp ảnh gia làm chủ mức độ cầu sai đối với các đối tượng tiền cảnh và hậu cảnh (trước và sau đối tượng chụp chính) thông qua động tác xoay vòng DC trên ống. Tính năng này cho phép tạo các vòng tròn nhòe mờ mất nét (bokeh) lý tưởng cho chụp ảnh chân dung nghệ thuật. Ngoài ống của Nikon, không một loại ống kính nào trên thế giới có chức năng đặc biệt này.


D (distance information)
D là ký hiệu về thông số khoảng cách (distance information). Các loại ống loại D và G (D-type & G-type) của Nikon thông báo cho thân máy có chế độ AF về cự ly khoảng cách từ đối tượng chụp tới máy ảnh. Điều này tạo thuận lợi cho cơ chế đo ma trận 3D và cân bằng đèn flash đa cảm biến 3D.


G (gelded)
Ống kính G (gelded) của Nikon không có vòng điều chỉnh khẩu độ mở riêng biệt và được sử dụng trên máy tự động. Khẩu độ mở sẽ được điều chỉnh trên thân máy. Khi lắp ống G, cần quay ống về khẩu độ nhỏ nhất (chỉ số f-number lớn nhất), thường là vạch đánh dấu màu đỏ để chuyển ống kính sang chế độ tự động.


SWM (silent wave motor)
Công nghệ mô-tơ sóng từ không tiếng động (silent wave motor) trong các ống kính AF-S của Nikon sử dụng “sóng từ” chuyền năng lượng sinh công xoay chỉnh thấu kính để căn nét. Điều này cho phép căn nét tự động nhanh hơn, chính xác hơn và không gây ra tiếng động, một trong những lý do khiến các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lựa chọn các ống tele của Nikon.


M/A
Nút chuyển giữa chế độ cơ tay và tự động trên các ống AF-S của Nikon.


VR (vibration reduction)
Các ống kính có ký hiệu VR là các ống kính có gắn hệ thống chống / giảm rung (vibration reduction) của Nikon. Hệ thống này giảm hiện tượng nhòe ảnh do rung tay máy và vì vậy còn làm tăng cơ hội tăng tốc độ cửa chập nhanh thêm 3 quãng nữa (tức là 8 lần), cho phép cầm máy chụp trong các điều kiện môi trường ánh sáng tối hơn như mây mù, trong nhà dễ dàng hơn. Ống kính VR sẽ tự động phát hiện khi người chụp rung tay và tự điều chỉnh mà không cần phải chuyển máy sang một chế độ nhất định nào.


DX
Ống kính DX cấu tạo gọn nhẹ được thiết kế cho các máy ảnh có bộ cảm biến DX ( cúp nhỏ 24×16 mm) của Nikon - bao gồm D60 (2008), D300 (2007), D200 (2005), D80 (2006), D70 (2004), & D70s (2005), D50 (2005), D40 (2006), & D40x (2007), D2Xs (2006), D2X (2004), D2H (2003), & D2Hs (2005), D100 (2002), D1X & D1H (2001), D1 (1999). Đây là giải pháp lý tưởng cho những ai chơi thân máy DX muốn chụp phong cảnh rộng.


 -------------------------------------------------------------------------------------------


Thuật ngữ - Ký hiệu trên ống kính Tamron



 XLD ( Extra Low Dispersion)

Thấu kính tán xạ siêu thấp, được làm từ vật tư cao cấp, mang lại đột phân giải tốt nhất.



 USD (Ultrasonic Silent Drive)

Là một phát minh độc quyền của Tamron về hệ thống lấy nét được trang bị Môtơ lấy nét siêu êm - không gây tiếng ồn và lấy nét nhanh hơn.

 


LD (Low Dispersion)



Là thấu kính với độ tán xạ thấp, giúp giảm thiểu hiện tượng quang sai màu, cho hình ảnh sắc nét.

 


SP (Super Performance Series)



Dòng ống kính cao cấp có tính năng siêu việt sử dụng vật liệu tốt, bền chắc hơn và cho ra ảnh đẹp hơn.

 


IF (Internal Focus)



Là hệ thống lấy nét bên trong (hệ thống lens di chuyển lấy nét tự động và chuyển động hoàn toàn kín bên trong thân của ống kính).

 


XR (Extra Refractive Index)



Công nghệ sử dụng thủy tinh chiết suất cao. Thường đặt ở phía xa của ống kính và thay cho một nhóm các thấu kính ban đầu, làm giảm độ dài chung của cả ống kính. Do giảm số thấu kính và chiều dài ống nên cho phép làm ra các thấu kính f/2.8 có chiều dài ngắn hơn và đường kính nhỏ hơn so với công nghệ thường.

 


ASL (Aspherical)

Là thấu kính được trang bị thêm bên trong hệ thống lens, giúp cho hình ảnh sắc nét, không bị suy giảm chất lượng, giảm thiểu tình trạng mất nét ở rìa bức ảnh và hạn chế tối đa sự khác biệt độ nét giữa tâm và rìa bức ảnh.

 

Di (Digitally Intergrated Design)

Ống kính có thiết kế quang học phù hợp với tính năng hoạt động của dòng máy ảnh kỹ thuật số sử dụng sensor Full frame và máy ảnh chụp phim.


Di-II (Digitally Intergrated Design II)



Ống kính có thiết kế quang học phù hợp với tính năng hoạt động của dòng máy ảnh kỹ thuật số sử dụng sensor Crop.

VC (VC Vibration Compensation)

Cơ chế chống rung, sẽ giúp cho bạn dễ dàng khi chụp ảnh ở điều kiện ánh sáng thấp và giữ ổn định hình ảnh khi bạn cần chụp ảnh tầm xa.

AD (Anomalous dispersion)

Anomalous dispersion: là một loại kính đặc biệt giúp phân tán những ánh sáng bất thường không tốt (trong dải bước sóng mà con người có thể nhìn thấy được) gây suy giảm chất lượng hình ảnh đến sensor ghi hình. Việc kết hợp thấu kính AD với những thấu kính khác trong cùng một hệ thống thấu kính của lens giúp cho việc kiểm soát và phân tán các tia sáng bất thường này đạt hiệu quả rất cao về xử lý sai màu sắc trong ống kính tele và các ống kính góc rộng.


--------------------------------------------------------------------------------------------

 Thuật ngữ - Ký hiệu trên ống kính Sigma 

ASP (Aspherical)

Thấu kính “gần như phẳng” chống cầu sai. Ống kính loại này đặc biệt thiết
kế với các thấu kính có khả năng chống hiện tượng cầu sai và các sai số khác của
ống kính, đồng thời cho phép chế tạo các ống kính gọn nhẹ hơn và ngắn hơn.



APO (APOchromatic lens elements)

Ống kính APO sử dụng các thấu kính có độ tán xạ thấp cho phép nâng cao
chất lượng hình ảnh và giảm thiểu hiện tượng sắc sai.



CONV (CONVerter usable)

Các loại ống kính này có thể sử dụng với khẩu nối APO Teleconverter EX
của Sigma để tăng tầm tiêu cự của ống mà ống vẫn có thể phù hợp với các chức
năng phơi sáng tự động của máy ảnh.



DC (Digital Crop)

Ống kính có ký hiệu này được chế tạo đặc biệt để sử dụng với thân máy gắn
cảm biến cúp nhỏ APS-C; và chỉ sử dụng được với loại thân máy này.



DF (Dual Focus)

Cơ chế căn nét hai nấc (2 chức năng) có tác dụng thả lỏng vòng điều chỉnh
căn nét khi chuyển sang chế độ căn nét tự động, tránh vặn nhầm gây hỏng hóc.



DG (Digital Group - ?)

Ống kính có lớp phủ bề mặt thấu kính được cải tiến phù hợp cho thân máy
kỹ thuật số toàn khổ (và máy KTS nói chung). Đây thường là các ống kính có
khẩu độ mở lớn và cự ly (khoảng cách) căn nét tối thiểu nhỏ.



EX (Extra Quality/Excellence)

Ống kính có lớp vỏ ngoài được chế tạo với chất lượng cao, thể hiện đẳng
cấp chất lượng hình ảnh, cấu tạo của ống và làm tăng vẻ đẹp cho ống kính.



HF (Helical Focusing)

Ống kính có cơ chế căn nét “xoắn”, giúp phần trước của ống không xoay
khi căn nét.



HSM (Hyper Sonic Motor)

Ống kính có mô-tơ siêu âm (mô-tơ chống ồn), giúp căn nét nhanh và không

gây tiếng ồn.



IF (Inner Focus)

Cơ chế căn nét trong. Ống kính IF căn nét thông qua chuyển động bên
trong của các thấu kính, không làm tăng chiều dài ống khi căn nét.



RF (Rear Focus)

Căn nét sau. Ống kính căn nét thông qua các chuyển động của các thấu kính
nằm phía sau ống, giúp căn nét chính xác và nhanh hơn, đồng thời không ồn.



OS (Optical Stabiliser)

Ống kính có chức năng chống rung (ổn định hình ảnh) nhằm giảm tác động
của việc rung tay máy, tạo khả năng giảm tốc độ cửa chập.



UC (Ultra Compact)

Cực gọn. Ống kính được chế tạo nhỏ gọn (so với tầm tiêu cự)


--------------------------------------------------------------------------------------------

 Thuật ngữ - Ký hiệu trên ống kính Pentax



* (Star / Dấu sao)

Ống kính hạng sang, chất lượng tốt của Pentax



A

Ống kính tự động điều chỉnh khẩu độ mở đời đầu, căn nét thủ công



AL (Aspherical Lens)

Ống kính có sử dụng thấu kính chống cầu sai “gần như” phẳng (aspherical)
nhằm tăng cường chất lượng hình ảnh và độ nét



DA

Ống kính kỹ thuật số, không có vòng điều chỉnh khẩu độ, có lớp phủ thấu
kính phù hợp máy KTS và có cấu trúc cải tiến



DA*

Ống kính (có dấu sao) chất lượng cao, chống chịu ảnh hưởng thời tiết xấu
và có gắn mô-tơ SDM siêu âm chống ồn



D-FA

Ống kính kỹ thuật số có vòng điều chỉnh khẩu độ, có lớp hủ thấu kính phù
hợp máy KTS và có cấu trúc cải tiến



ED

Ống kính có thấu kính làm bằng chất liệu kính có độ tán xạ thấp nhằm giảm
thiểu sắc sai



F

Ống kính tự động căn nét và tự động khẩu độ mở đầu tiên của Pentax



FA

Ống kính tự động căn nét và khẩu độ đời thứ 2, có gắn vi mạch



FA-J

Ống kính tương tự như ống FA nhưng không có vòng điều chỉnh khẩu độ

FREE (Fixed Rear Element Extension)

Ống kính có nhóm thấu kính phía sau ống cố định, không di chuyển trong

quá trình căn nét



IF

Ống kính có cơ chế căn nét trong, giúp không thay đổi chiều dài vỏ ống khi
căn nét



K

Ống kính thế hệ gá lắp đời đầu, căn nét và điều chỉnh khẩu độ mở thủ công



Limited

Ống kính chất lượng thượng hạng, cấu trúc tinh xảo làm thủ công bằng tay
và cung cấp với số lượng có hạn



M

Ống kính thế hệ gá lắp đời thứ 2, nhỏ hơn đời đầu K, căn nét và điều chỉnh
khẩu độ mở thủ công



PZ (Power Zoom)

Ống kính có độ zoom lớn, và chức năng zoom điện tử, chỉ lắp được cho
thân máy đời Z FSLR và thân kỹ thuật số K10D của Pentax



Quick Shift

Ống kính có khóa chuyển đổi nhanh giữa chế độ căn nét thủ công và tự
động



SDM (Super Direct-drive Motor)

Mô-tơ siêu âm chống ồn, giúp căn nét nhanh và chính xác



SMC (Super Multi-Coated)

Công nghệ lớp phủ ngoài thấu kính chất lượng cao của Pentax



WR (Weather Resistant)

Ông kính có vỏ gắn kín, bền, chống chịu được thời tiết xấu


--------------------------------------------------------------------------------------------

 Thuật ngữ - Ký hiệu trên ống kính Tokina



AS (Aspherical)

Thấu kính “gần như phẳng” chống cầu sai. Ống kính loại này đặc biệt thiết
kế với các thấu kính có khả năng chống hiện tượng cầu sai và các sai số khác của
ống kính, đồng thời cho phép chế tạo các ống kính gọn nhẹ hơn và ngắn hơn.



AT-X (Advanced Technology eXtra)

Các ống kính được chế tạo với thiết kế khắt khe nhất, không “hy sinh” chất
lượng và sử dụng các công nghệ thiết kế và chế tạo tiên tiến nhất.



D (Digitally optimized coatings)

Lớp phủ thấu kính tối ưu hóa cho máy kỹ thuật số gắn cảm biến thay bản
phim.



DX (Digital eXtended)

Ống kính chế tạo dành riêng cho thân máy gắn cảm biến cúp nhỏ APS-C.



F&R (Front and Rear aspherical)

Ống kính có các thấu kính chống cầu sai dạng đúc bố trí cả phía trước và
phía sau thân ống.



FC (Focus Clutch)

Ống kính có lẫy chuyển đổi từ căn nét tự động sang căn nét thủ công - và
ngược lại - chỉ với một thao tác duy nhất.



FE (Floating Element)
Ống kính có thấu kính trôi - nhằm chống rung (???)



HLD (High Refraction, Low Dispersion)

Ống kính có các thấu kính chiết xuất cao, tán xạ thấp, nhằm giảm mức độ
sắc sai và tăng cường chất lượng hình ảnh.



IF (Internal Focus)

Ống kính có cơ chế căn nét trong, giúp cho cho chiều dài của ống không
thay đổi khi căn nét.



IRF (Internal Rear Focus)

Căn nét trong phía sau. Ống kính có cơ chế căn nét trong thông qua chuyển
động của các thấu kính nằm phía sau thân ống.



PRO

Ống kính có vỏ làm bằng alumite gia cố làm tăng độ bền của ống.



SD (Super Low Dispersion)

Ống kính có thấu kính bằng chất liệu kính tán xạ siêu thấp, giúp giảm mức
độ sắc sai.

Prevents chromatic aberration because it concentrates and directs the
wavelength of the light more effectively onto the camera’s sensor

A. Các dòng sản phẩm nổi bật của Fujifilm

1. Fujifilm X-mount :
Đây là dòng ống kính hiện đại công nghệ điện tử được sử dụng trong các dòng máy không gương lật của Fujifilm với cảm biến APS-C (crop) có thể kể đến 1 số máy như :  X-Pro1 , X-E2 , X-E1 , X-M1 và X-A1.  Fujifilm X-mount có khoảng cách từ ống kính đến cảm biến là 17,5 mm.
2. Fujica X-mount
Là một ống kính cơ khí cũ được sử dụng trong các máy ảnh film trước đây. Fujica X-mount được thay thế cho M42 với định dạng tương tụ máy ảnh 35 mm Fujifilm SLR khác. 

B. Ký hiệu Công nghệ viết tắt trên Fujifilm X-Mount Lens

 XC 
Một trong hai lớp ống kính Fujinon hiện tại cho máy ảnh không gương lật kỹ thuật số là XC của Fujifilm . Ống kính Fujinon XC nói chung thường rẻ hơn và đơn giản hơn so với đàn anh XF của nó và được làm chủ yếu từ nhựa. Chúng được thiết kế để được “nhỏ gọn và đơn giản”. Ống kính XC hiện tại của Fujifilm dòng-up, không có vòng khẩu độ để tiết kiệm chi phí. Họ đang cố gắng để nó nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ và giá cả phải chăng – đó là lợi thế lớn nhất của Fujifilm XC.
XF
Các ống kính này thường có vỏ kim loại và khẩu độ rộng hơn mức trung bình. Ví dụ, ống kính zoom XF đầu tiên, Fujinon XF 18-55mm R LM OIS, có độ mở f /2,8-4. Fujifilm đã đưa tất cả các công nghệ tốt nhất của mình vào ống kính XF cho chất lượng hình ảnh cao nhất có thể.
R
Fujinon X-mount là một dòng ống kính có một vòng khẩu độ chuyên dụng. Nó không cho phép kiểm soát khẩu độ trực tiếp. 
LM (Linear Motor)
Sử dụng một motor để di chuyển thấu kính trong suốt quá trình tự động lấy nét. Nó không phải là một vòng loại động cơ tự động lấy nét siêu âm khác với USM của Canon và công nghệ SWM của Nikon nhưng vẫn cung cấp hoạt động êm ái và tốc độ tốt. Ống kính không có động cơ LM sử dụng một coreless động cơ DC thường xuyên lấy nét tự động.
OIS (Optical Image Stabilization)
OIS là công nghệ của Fujifilm tương tự Nikon VR và Canon IS. Nó được thiết kế để di chuyển một số bộ phận quang học của ống kính để chống rung và cung cấp kết quả sắc nét hơn khi tốc độ màn trập chậm được sử dụng để chụp đối tượng tĩnh. Fujifilm tuyên bố một khoảng chống rung 4-4,5 stops. Các ống kính đầu tiên có công nghệ OIS của Fujifilm là Fujinon XF 18-55mm f / 2,8-4 R LM OIS . OIS sử dụng một loại tương tự của Linear Motor cũng được dùng để lấy nét tự động.
EBC (Electron Beam Coating)
Được sử dụng để giảm thiểu flare (hiện tượng lóe sáng) và bóng mờ được sản xuất bởi các ống kính bằng cách tăng hệ số truyền ánh sáng để nhiều ánh sáng đi qua kính hướng về cảm biến. Nó cũng làm tăng độ tương phản và về cơ bản là tương tự như lớp phủ đa lớp được phát triển bởi các nhà sản xuất ống kính khác. Ống kính Fujifilm sử dụng tia điện tử Coating sẽ có EBC hay Super EBC. Ống kính truyền hình Fujifilm sử dụng lớp phủ HT-EBC (cao độ truyền bằng tia điện tử Coating).
ALG (All-Group Focusing)
Tập trung phương tiện tất cả các bộ phận quang học của ống kính được di chuyển trong quá trình tập trung hoạt động. Điều này tối đa hóa hiệu suất quang học trong suốt dải tiêu cự.

C. Ký hiệu viết tắt của Legacy Fujinon Lens

Legacy, ống kính của nhãn hiệu Fujifilm chia sẻ một số chữ viết tắt trên ống kính, giống như lớp phủ EBC. Ngoài ra còn có X-Fujinon ống macro cũ. Ngoài ra ống kính Fujifilm cũ có thuật ngữ bổ sung. Dưới đây là một danh sách ngắn của một số những chữ viết tắt:
F – F chữ trong tên ống kính có nghĩa là nó là một ống kính mắt cá.
SW – các chữ cái SW trong tên ống kính có nghĩa là nó là một ống kính góc siêu rộng.
W – W trong tên ống kính có nghĩa là nó là một ống kính góc rộng.
Z – chữ Z trong tên ống kính có nghĩa là nó là một ống kính zoom.
T – chữ T trong tên ống kính có nghĩa là nó là một ống kính tele.
M – chữ M trong tên ống kính có nghĩa là nó là một ống kính macro.
DM – ống kính cho phép điều khiển khẩu độ tự động (Dial Mode). Ống kính này có thể được sử dụng trong chế độ chụp Shutter-priority, Aperture-priority và chế độ phơi sáng bằng tay bởi các máy ảnh có hỗ trợ họ. Ống kính không-DM chỉ có thể được sử dụng Aperture-priority và các Manual modes.

D. Ví dụ trên một lens của Fujifilm

Fujinon XF 23mm f 1.4 R
Fujinon XF 23mm f/1.4 R
Tên ống kính có thể được tìm thấy xung quanh thân ống kính và phía trước: Super EBC XF 23mm 1: 1.4 R Ø62 Fujinon Aspherical Lens. Đây là ống kính Giảm flare (giảm lóe sáng) và tăng độ tương phản (Super EBC).Nó cũng là một cao cấp ống kính Fujifilm X-mount thiết kế cho các hệ thống máy ảnh nhỏ gọn của Fuji và hứa hẹn hiệu suất quang học lớn, khẩu độ rộng và với vỏ bọc kim loại (XF). Khẩu độ tối đa f / 1.4 tiêu cự cố định này có thể được kiểm soát với sự giúp đỡ của khẩu độ vòng (R). Lấy nét tự động được điều hành bởi một mô-men xoắn cao coreless động cơ DC (thiếu LM định). Các ống kính có 62mm lọc (Ø62) và sử dụng một yếu tố kính Aspherical trong công thức quang học của nó.

E. Thông tin bổ sung

  • Các ống XF có chất lượng cao, trong khi các ống XC có chất lượng phổ thông, trung bình;
  • Các ống có ký hiệu R (Ring) là ống kính có vòng khẩu độ có thể điều chỉnh thủ công, đồng thời có thể điều chỉnh trên máy khi xoay về chữ A (auto) trên vòng khẩu;
  • Các ống có cơ chế chống rung được ký hiệu OIS (optical image stablization)
  • Các ống có ký hiệu LM (Linear Motor) có gắn loại mô-tơ căn nét tự động thiết kế “tuyến tính” giúp căn nét nhanh, chính xác và êm;
  • Các ống có ký hiệu WR (Water Resistant) có khả năng chịu nước cao hơn;
  • Các ống kính X-mount đều có vòng căn nét thủ công, tuy nhiên đều không ghi giá trị căn nét – được một số nơi gọi là vòng căn nét “vô cấp”. Người dùng có thể sử dụng chế độ hiển thị nét (peaking) trên thân máy khi căn nét thủ công;
Fujifilm Fujinon XF 10-24mm f/4 R OIS (15-36mm FF)
  • Loại: Góc rộng có zoom. Ống 1 khẩu. Chống rung: có. Khẩu mở lớn nhất: f/4. Khẩu mở nhỏ nhất: f/22. Khoảng cách căn nét gần nhất: 24cm. Kính lọc: ø72mm. Trọng lượng: 410g
  • Thể loại chính: Phong cảnh góc rộng, kiến trúc.
Fujifilm Fujinon XF 14mm f/2.8 R (21mm FF)
  • Loại: Góc rộng một tiêu cự, không zoom. Chống rung: không. Khẩu mở lớn nhất: f/2.8. Khẩu mở nhỏ nhất: f/22. Khoảng cách căn nét gần nhất: 18cm. Kính lọc: ø58mm. Trọng lương: 235g
  • Thể loại chính: Phong cảnh góc rộng
Fujifilm Fujinon XF 16mm f/1.4 R WR (24mm FF)
  • Loại: Ống ính tiêu cự cố định, không zoom. Chống rung: không. Khẩu mở lớn nhất: f/1.4. Khẩu mở nhỏ nhất: f/1.4. Khẩu mở nhỏ nhất: f/16. Khoảng cách căn nét gần nhất: 15cm. Kính lọc: ø67mm. Trọng lượng: 375g
  • Thể loại chính: Phong cảnh góc rộng, kiến trúc.
Fujifilm Fujinon XC 16-50mm f/3.5-5.6 OIS II (24-75mm FF)
  • Loại: Ống kính có zoom. Chống rung: có. Khẩu mở lớn nhất thay đổi , lớn nhất đầu tiêu cự ngắn f/3.5, lớn nhất đầu tiêu cự dài f/5.6. Khẩu mở nhỏ nhất f/22. Khoảng cách căn nét gần nhất: 15/35cm. Trọng lượng: 195g. Kính lọc: ø58mm.
  • Thể loại chính: Tổng hợp, du lịch, sự kiện, v.v…
Fujifilm Fujinon XF 16-55mm f/2.8 R LM WR (24-82.5mm FF)
  • Loại: Có zoom. Chống rung: không. Ống 1 khẩu, khẩu mở lớn nhất: f/2.8. Khẩu mở nhỏ nhất: f/22. Khoảng cách căn nét gần nhất: 30/40cm. Trọng lượng: 655g. Kính lọc: ø77mm.
  • Thể loại chính: Tổng hợp, du lịch, sự kiện, v.v…
Fujifilm Fujinon XF 18mm f/2 R (27mm FF)
  • Loại: Pancake (bánh rán) Tiêu cự cố định. Chống rung: không. Khẩu mở lớn nhất: f/2. Khẩu mở nhỏ nhất: f/16. Khoảng cách căn nét gần nhất: 18cm. Trọng lượng: 116g. Kính lọc: ø52mm
  • Thể loại chính: Phong cảnh, đường phố, sự kiện.
  • NX: Căn nét chính xác nhưng chậm (và hơi khó trong ánh sáng yếu) so với 1 ống góc rộng tiêu cự cố định. Nâng cấp phần mềm có thể cải thiện tốc độ căn nét.
Fujifilm Fujinon XF 18-55mm f/2.8-4 R LM OIS (27-82.5mm FF)
  • Loại: Có zoom. Chống rung: có. Ống 2 khẩu, khẩu mở lớn nhất thay đổi f/2.8-4. Khẩu mở lớn nhất: f/2.8 (đầu góc rộng). Khẩu mở nhỏ nhất: f/22. Khoảng cách căn nét gần nhất: 30cm/40cm. Trọng lương: 310g. Kính lọc: ø58mm.
  • Thể loại chính: Tổng hợp, đường phố, sự kiện.
  • NX: Zoom ở dải tiêu cự phổ thông tuyệt vời bởi độ sắc nét, căn nét khá nhanh, đáp ứng đầy đủ gần như mọi nhu cầu chụp ảnh đời thường.
Fujifilm Fujinon XF 18-135mm f/3.5-5.6 R LM OIS WR (27-200mm FF)
  • Loại: Có zoom. Chống rung: có. Ống 2 khẩu, khẩu mở lớn nhất thay đổi f/3.5-5.6. Khẩu mở lớn nhất (đầu góc rộng): f/3.5. Khẩu mở nhỏ nhất: f/22. Khoảng cách căn nét gần nhất: 45cm. Trọng lượng: 490g. Kính lọc: ø67mm.
  • Thể loại chính: Ống “tất cả trong một” (chất lượng thường thường).
Fujifilm Fujinon XF 23mm f/1.4 R (34.5mm FF)
  • Loại: Ống kính 1 tiêu cự. Chống rung: không. Khẩu mở lớn nhất: f/1.4. Khẩu mở nhỏ nhất: f/16. Khoảng cách căn nét gần nhất: 28cm. Trọng lượng: 300g. Kính lọc: ø62mm.
  • Thể loại chính: Báo chí, sự kiện, chân dung môi trường/nhóm.
Fujifilm Fujinon XF 27mm f/2.8 (41mm FF)
  • Loại: Pancake (bánh rán) Ống kính 1 tiêu cự cố định. Chống rung: không. Khẩu mở lớn nhất: f/2.8. Khẩu mở nhỏ nhất: f/16. Khoảng cách căn nét gần nhất: 34cm. Trong lượng: 78g. Kính lọc: ø39mm
  • Thể loại chính: Báo chí, sự kiện, đường phố, chân dung môi trường.
Fujifilm Fujinon XF 35mm f/1.4 R (52.5mm FF)
  • Loại: Ống kính 1 tiêu cự cố định. Chống rung: không. Khẩu mở lớn nhất: f/1.4. Khẩu mở nhỏ nhất: f/16. Khoảng cách căn nét gần nhất: 28cm. Trọng lượng: 187g. Kính lọc: ø52mm.
  • Thể loại chính: Đường phố, chân dung toàn thân, bán thân.
  • NX: Chất lượng cực tốt, căn nét hơi chậm hơn kỳ vọng nhưng nếu nâng cấp phần mềm có thể cải thiện đáng kể tốc độ căn nét.
Fujifilm Fujinon XF 35mm f/2 R WR (52.5mm FF)
  • Loại: Ống kính 1 tiêu cự cố định. Chống rung: không. Khẩu mở lớn nhất: f/2.
  • Thể loại chính: Đường phố, chân dung toàn thân, bán thân.
  • NX: Chất lượng tốt. Khẩu độ mở tối đa hẹp hơn ống 35mm f/1.4 nhưng có thêm khả năng chịu nước (WR) và có giá rẻ hơn đôi chút.
Fujifilm Fujinon XF 50-140mm f/2.8 R LM OIS WR (75-210mm FF)
  • Loại: Ống có zoom, tele tầm trung. Chống rung: có. Ống 1 khẩu, khẩu mở lớn nhất cố định: f/2.8. Khẩu mở nhỏ nhất: f/22. Khoảng cách căn nét gần nhất: 1m. Trọng lượng: 995g. Kính lọc: ø72mm.
  • Thể loại chính: Chân dung, cận cảnh.
Fujifilm Fujinon XC 50-230mm f/4.5-6.7 OIS II (75-345mm FF)
  • Loại: Ống có zoom, tele tầm trung đến xa. Chống rung: có. Ống 2 khẩu, khẩu mở lớn nhất thay đổi f/4.5-6.7. Khẩu mở nhỏ nhất: f/22. Khoảng cách căn nét gần nhất: 1.1m. Trọng lượng: 375g. Kính lọc: ø58mm.
  • Thể loại chính: Cận cảnh, chân dung (chất lượng thường thường, xóa phông không tốt).
Fujifilm Fujinon XF 55-200mm f/3.5-4.8 R LM OIS (82.5-300mm)
  • Loại: Ống có zoom, tele tầm trung đến xa. Chống rung: có. Ống 2 khẩu, khẩu mở lớn nhất thay đổi f/3.5-4.8. Khẩu mở nhỏ nhất: f/22. Khoảng cách căn nét gần nhất: 1.1m. Trọng lượng: 580g. Kính lọc: ø62mm.
  • Thể loại chính: Cận cảnh, chân dung (chất lượng khá, xóa phông không tốt).
Fujifilm Fujinon XF 56mm f/1.2 R (84mm FF)
  • Loại: Ống 1 tiêu cự cố định. Chống rung: không. Khẩu mở lớn nhất: f/1.2 (rất lớn). Khẩu mở nhỏ nhất: f/16. Khoảng cách căn nét gần nhất: 70cm. Trọng lượng: 405g. Kính lọc: ø62mm.
  • Thể loại chính: Chân dung bán thân, đặc tả (chất lượng cực tốt, xóa phông rất tốt).
  • NX: Tuyệt vời với bokeh đẹp, lên chi tiết và màu sắc rất tốt với cảm biến x-trans của Fujifilm.
Fujifilm Fujinon XF 56mm f/1.2 R APD (84mm FF)
  • Loại: Ống 1 tiêu cự cố định. Chống rung: không. Khẩu mở lớn nhất: f/1.2 (rất lớn). Khẩu mở nhỏ nhất: f/16. Khoảng cách căn nét gần nhất: 70cm. Trọng lượng: 405g. Kính lọc: ø62mm.
  • Thể loại chính: Chân dung bán thân, đặc tả (chất lượng cực tốt, xóa phông rất tốt).
  • Lưu ý: Đây là ống có công nghệ APD, tức có viền tối mờ dần khu vực thành ống tạo hiệu ứng tối mờ dần từ góc và mép ảnh vào phía trong, giảm giá trị phơi sáng 1.7 khẩu từ mép ngoài cùng và ít dần đến hết vào bên trong.
Fujifilm Fujinon XF 60mm f/2.4 R Macro (90mm FF)
  • Loại: Ống 1 tiêu cự cố định. Chống rung: không. Khẩu mở lớn nhất: f/2.4. Khẩu mở nhỏ nhất: f/22. Khoảng cách căn nét gần nhất: 26.7cm (chưa phải macro 1:1). Trọng lượng: 215g. Kính lọc: ø39mm.
  • Thể loại chính: Cận cảnh hóa lá, côn trùng, macro (vi vật phóng to), chân dung bán thân hay đặc tả.
  • NX: Không mấy ấn tượng do căn nét chậm, ít được hỗ trợ nâng cấp phần mềm.
Fujifilm Fujinon XF 90mm f/2 R LM WR (135mm FF)
  • Loại: Ống 1 tiêu cự cố định, tele tầm ngắn. Chống rung: không. Khẩu mở lớn nhất: f/2. Khẩu mở nhỏ nhất: f/16. Khoảng cách căn nét gần nhất: 60cm. Trọng lượng: 540g. Kính lọc: ø62mm.
  • Thể loại chính: Chân dung đặc tả (xóa phông khá tốt), cận cảnh.
Fujifilm XF 100-400mm f/4.5-5.6 R LM OIS WR (~150-600mm FF)
  • Loại: Ống kính siêu zoom 2 khẩu. Khẩu mở lớn nhất thay đổi f/4.5-f/5.6. Khẩu mở hẹp nhất f/22. Khoảng cách căn nét gần nhất: 1.75m. Trọng lượng: 1.375KG. Kính lọc: ø77mm.
  • Thể loại chính: Telephoto (chụp chim, động vật hoang dã, v.v…)
Fujifilm Fujinon 1.4x Teleconverter (XF 1.4X TC WR)
  • Ống nối dài tiêu cự.
  • Hệ số tăng tiêu cự: 1.4.
  • Giảm khẩu mở lớn tối đa xuống 1 khẩu (1 stop/EV) và tăng khẩu mở hẹp tối đa lên 1 khẩu.
  • Tương thích với các ống kính: XF 50-140mm f/2.8 R LM OIS WR (70-196mm) và XF 100-400mm f/4.5-5.6 R LM OIS WR (140-560mm)
Sơ đồ dòng ống kính Fujinon X-mount
HỆ THỐNG ỐNG KÍNH NGOÀM X – FUJIFILM FUJINON X-MOUNT LENS LINE

MILC và DSLR

* Máy ảnh không gương lật: Mirrorless Interchangeable Lens Camera (MILC).
* Phân biệt với máy ảnh ống kính rời gương phản xạ (Single Lens-Reflex / SLR) và SLR kỹ thuật số (Digital SLR / DSLR).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét