Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

MỘT SỐ CÁCH VẬN DỤNG KỸ THUẬT BOUNCE FLASH

Dùng flash khó thật!

Một lần, mình đi mua máy ảnh, người bán hàng tư vấn mình nên mua thêm đèn flash rời. Lúc đó mình chỉ nghĩ anh ta muốn bán thêm được hàng. Về sau, khi chụp ảnh, lúc cũng đã có đèn flash rời mình cũng rất ít dùng đèn vì những bức ảnh với đèn trông quá tệ. Nhưng, càng ngày càng thấy rằng, dù máy có hỗ trợ ISO cao đi chăng nữa việc chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng bức ảnh chỉ ở mức tạm chấp nhận, nếu không muốn nói là luôn có những khiếm khuyết, nhòe do tốc độ chậm, nhiễu do tăng ISO,  màu sắc kém do thiếu sáng, những cố gắng chỉnh sửa hậu kỳ cũng không thể nào làm cho bức ảnh đẹp như chụp trong điều kiện đủ sáng. Do đó, muốn đủ sáng phải có thêm nguồn sáng phụ, không gì tiện hơn là dùng đèn, nhưng dùng đèn flash đúng là cả một nghệ thuật mà những nhiếp ảnh gia chụp ảnh đám cưới đều nắm bắt được không nhiều thì ít. Bởi vì, ảnh cưới không thể bắt người ta chấp nhận như tấm ảnh sự kiện khác chụp hàng ngày, chưa kể còn yếu tố cạnh tranh. Ảnh cưới màu phải đẹp, tươi tắn , rõ nét bất kể bạn chụp trong điều kiện ánh sáng như thế nào. Nếu biết dùng flash tốt ảnh của một máy DSLR   đời cũ cũng có thể đẹp ngang ngửa vói ảnh từ chiếc DSLR hiện đại, bởi chúng ta đã từng giật mình khi thấy trong điều kiện đủ sáng, máy ảnh compact chụp ra ảnh đâu có kém máy DSLR.

Trong bài này, mình tổng hợp nhiều thông tin trên mạng nói về cách sử dụng bounce flash thực hành, các thông tin đều có dẫn trang.

(Bài viết được trích dẫn từ trang: Xóm Nhiếp ảnh( https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=7&cad=rja&uact=8&ved=0CE4QFjAG&url=http%3A%2F%2Fxomnhiepanh.com%2F%3Fmod%3Dstory%26act%3Ddetail%26id%3D66&ei=h_oTVcWnG8LW8gXYqIDYCA&usg=AFQjCNG3NOoRGn3IQCEOCd-ydNzWUJEpKg&sig2=0w5qpFIWSnS-WTTu1GEhNg&bvm=bv.89217033,d.dGc)
Có 4 cách để bounce flash Bounce 1 : Dội lên trần nhà Đây là cách dễ nhất trong bounce flash, chỉ cần chĩa flash lên trần nhà trắng (hoặc 75 độ) rồi chụp.Trần nhà sẻ trở nên là bức màn phản chiếu lớn , dội ánh sáng diệu xuống chủ đề của bạn. Khuyết điểm của phương pháp nầy là bạn có thể có bóng đen dưới hai cặpmắt, vì ánh sáng chiếu dội từ trên cao xuống. Đó là lý do tại sao bạn muốn chọn Bounce 2.
 Bounce 2 : Dội ngược trần nhà. Trong phương pháp nầy, ban xoay flash 45 độ, chĩa flash về phía sau lưng. Ban sẻ sử dụng trần nhà trắng và bức tường sau lưng bạn. Trần nhà trắng và bức tường sau lưng bạn sẻ trỏ thành một bưc màn phản chiếu lớn, lớn hơn bounce 1 ở trên.và ánh sáng phản chiếu của bức tường sẻ làm cho cặp mắt không bị bóng đen. Khuyết điểm của phương pháp nầy là bạn cần phải có một bức tường sau lưng bạn và ban bị mât rât nhều ánh sáng, Nhìn sau lưng trước khi chụp, đưng để flash chiếu vào mặt người đứng sau lưng.
 Bounce 3 : Dội tường Trong phương pháp nầy, ban xoay flash 90 độ, chỉa flash về bức tường gần bạn. Bức tường se là bưc màn phản chiếu. Cái hay của phương pháp nầy là ánh sáng phản chiếu thẳng vao chủ đề , bức ảnh sẻ sắc sảo và rỏ nét. Ban không thây bức tường ?, nhìn vào phía bên kia, vẩn không thấy bức tường nào cả? Ban thử dùng phương pháp Bounce 4.
 Bounce 4 : Dội ánh sáng từ môt người khác Nhìn chung quanh,nếu có người đứng gần đó mang áo trắng, ban xoay đầu flash về chiếc áo trăng rồi chụp. Trong phương pháp nầy, bạn có thể yêu cầu người mặc áo trắng xoay lưng lại đẻ không bị ánh sáng của flash chiếu vào mắt.
Hết trích dẫn
Theo mình nghĩ có thể có thêm 
Bounce 5: dùng một tấm tản sáng thay cho có tấm lưng của một người khác

Cách thứ nhất: Bounce 1: hay bị phần mặt thì sáng, phần chân thì tối
Cách thứ hai:  Bounce 2:Tốn nhiều năng lượng đèn, cần đặt ISO tăng cao
Có thể đặt tốc độ chậm để tận dụng ánh sáng sẵn có của một trường , hậu cảnh sẽ rõ nét
Tốc độ cao sẽ làm tối phần nền do nó ở xa hơn, nhận được ít ánh sáng

Đánh đèn bounce bù sáng khi chụp ngoài trời ngược sáng, tăng tốc độ, bù đèn bằng tấm card trắng trên đèn( hoặc buộc thêm)


Khi ánh sáng  flash chiếu trực diện vào đối tượng, khi đó hình ảnh không còn nổi khối nữa, dân nhiếp ảnh chuyên gọi là ánh sáng bẹt ( phẳng); mặt khác, khi đó, đối tượng nào nhô lên phía trước sẽ nhận nhiều ánh sáng hơn nên bị lóa mất chi tiết ( gọi là bị cháy), Đối tượng nào màu sáng cũng thế bị lóa sáng luôn, những người da ngăm ngăm thì thiếu sáng, còn những người da trắng trẻo lại dễ bị cháy sáng.
DÙNG BOUNCE  FLASH tức là  sử dụng ánh sáng phản xạ qua một vật trung gian, các tia sáng thẳng từ đèn flash sẽ bị tán xạ thành những tia không còn giữ phương chiếu ban đầu do vật dùng để phản xạ không phẳng, nên các bóng  Shadow sẽ không còn tương phản tốt với phần sáng Highlight. Khi đó các phần giáp ranh có các vùng bán dạ chuyển tiếp, nên người ta gọi là ánh sáng flash đã bị làm mềm đi.
DIFFUSER  là dụng cụ làm phân tán ánh sáng theo nguyên tắc khi ánh sáng xuyên qua nó sẽ bị nhiễu loạn phân tán thành nhiều hướng nên không gay gắt như đánh thẳng đèn flash.  Nó có dạng chiếc cốc chụp lên trên đèn, hoặc một màn chắn màu trắng bằng vải chặn trước đèn. Khi đó, nguồn sáng đèn flash coi như đã cung cấp năng lượng cho diffuser trở thành nguồn phát sáng. Diffuser càng có kích thước lớn thì ánh sáng mà nó cho đi qua trên một diện rộng sẽ làm cho  ánh sáng trở nên mềm hơn.
Xem sự so sánh các cách đánh đèn ở https://www.youtube.com/watch?v=3ZstWIk2cTU

Một số kiểu thiết bị diffuse:
Cốc tản sáng
Vừa cho ánh sáng dội trần, vừa cho ánh sáng tán xạ từ đèn



Thích hợp chụp phả thẳng , hoặc nếu có chân di chuyển chếch so với đối tượng, không thích hợp để trên máy ảnh



GamiLight
Có màn chắn trước để tán xạ
màn chắn có thể hắt sáng một phần lên trần nhà tạo ánh sáng dội trần
Có khe để đóng hoặc mở cho ánh sáng dội trần hay không

Cách làm một diffuse để chụp macro, chỉ bằng những chiếc cốc giấy mỏng dùng một lần vứt đi

https://www.youtube.com/watch?v=hzG325gTv4I

DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT Ý KIẾN TRONG DIỄN ĐÀN MOTOSAIGON.COM

Thuật sử dụng ánh sáng đèn flash

Trong môn nhiếp ảnh, nguồn sáng để chụp ảnh đóng vai trò quan trọng để tạo ra bức hình. Một bức ảnh được chụp đúng chế độ ánh sáng thì màu sắc và độ bão hòa màu cao. Đối với máy ảnh kỹ thuật số, độ nhạy sáng phụ thuộc bộ cảm biến ánh sáng CCD/CMOS.

---Ảnh chụp xả đèn flash nhẹ mức 1/64, mặt sáng đều hơn trong điều kiện trời loang lổ. Với mức này do rất nhẹ nên góc khuất ở cổ vẫn hơi tối nhưng tạo được khối, có chiều sâu.


---Khi màn trập camera được mở ra, ống kính sẽ tập trung ánh sáng lên bộ cảm nhận. Một số tế bào quang điện sẽ ghi nhận những vùng sáng, một số ghi nhận những vùng tối, một số thì ghi lại những vùng ở mức trung gian. Mỗi tế bào sẽ chuyển đổi tín hiệu ánh sáng sang điện tích. Khi màn trập đóng lại, quá trình phơi sáng đã hoàn thành, thông tin về điện tích trên mỗi tế bào sẽ được số hoá, lưu trữ tạo ra hình ảnh.

---Tuy nhiên, làm sao cho tấm hình ta chụp được đều màu, có chiều sâu, các góc cạnh đối tượng không bị loang lổ, tăng thêm vẻ đẹp, cái hồn của bức ảnh thì đó chính là kỹ thuật xử lý ánh sáng khi chụp hình. Nếu bạn đã sành sỏi trong chụp hình thì cũng thừa hiểu đèn flash chỉ là phụ trong nhiều trường hợp. Ngay cả khi ta bật flash thì nguồn sáng chính vẫn là ánh sáng trời hoặc ánh sáng từ các nguồn khác xung quanh đối tượng.

---Để xử lý được ánh sáng theo ý muốn bạn cần phải có chiếc máy ảnh có chức năng M (Manual) trên Menu, thân máy có chân gài đèn flash rời. Đèn flash điện tử rời có các chế độ phát theo ý muốn; 1/1, 1/2, 1/4...1/32 thậm chí cho đến 1/128 tuỳ theo từng loại.

Dùng flash ngoài trời

---Ánh sáng trời tự nhiên luôn luôn mang lại cho bức ảnh màu sắc trung thực và có chiều sâu hơn cả dù là buổi tối hay ban ngày. Ảnh chụp thuận sáng sẽ cho khuôn mặt người được chụp tươi tắn, hài hòa cùng cảnh vật. Trường hợp khi có nắng gây loang lổ khuôn mặt, bạn nên chọn chế độ xả thích hợp. Theo nhiều nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm thì họ dùng chế độ xả đèn từ 1/8 đến 1/32. Ở các địa điểm như dưới mái hiên hay trời hơi sầm, khuôn mặt đối tượng thường bị tối các góc cạnh như khóe mắt, hốc mũi ta cũng nên dùng flash nhưng chỉ xả ở mức khoảng 1/16 đến 1/32. Nếu bạn xả mạnh hơn, mặt người sáng nhưng hậu cảnh lại bị đen dẫn đến hình chụp ban ngày mà khi xem lại thành buổi tối

Dùng flash buổi đêm

Nhiều người ra bờ Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) buổi đêm chụp hình lưu niệm muốn lấy cảnh Tháp Rùa (cách rất xa) rồi thắc mắc là vì sao chẳng nhìn thấy đâu dù ở đó có trang trí đèn sáng. Không cần hỏi cũng hiểu rằng đó là do khi chụp họ để tốc độ (Speed) hơi cao, thậm chí quá cao hoặc đèn flash thì xả quá mạnh gây nên mặt người thì sáng trắng, phía sau đen xì. Đối với giới chuyên nghiệp thì điều này hết sức đơn giản: Tốc độ giảm xuống từ 1/8 đến 1''. Nếu có chân ba càng để đặt máy lên thì càng tốt, đảm bảo được độ nét của cả người và cảnh. Flash lúc ấy bạn có thể để auto hoặc xả nhẹ chừng 1/4 đến 1/8 tùy theo chủng loại đèn. Nếu là máy ảnh số bạn có thể tăng ISO cao lên càng tuyệt tác.

Dùng flash trong nhà

Để cảnh trong nhà được sáng và thật màu ta không nên "bắn" thẳng đèn flash vào mặt đối tượng mà nên hướng đèn lên phía trần nhà (để dùng được thủ thuật này trần nhà phải phẳng, không có độ vát hay cong). Chế độ này giúp ta có được bức hình thật màu như chụp không dùng đèn. Ánh sáng phụ trong nhà góp phần quan trọng tạo nên bức hình đủ sáng. Lúc này ánh sáng của đèn neon hay halogen rất quan trọng. Flash nên được xả mạnh hết cỡ hoặc 1/2, 1/4 tùy theo lưu lượng ánh sáng phụ và độ cao của trần nhà. Trần thấp thì xả nhẹ, cao thì mạnh. Tuy nhiên, cao quá (trên 10 m) thì "siêu sao" cũng phải "bó tay", bạn chỉ nên "đánh" thẳng vào mặt.
(bài dẫn từ Sohoa.net)

Bì)


Cách sử dụng flash cho người mới bắt đầu !

Chụp ảnh với Flash-Hướng dẫn cho người mới bắt đầu

Chụp ảnh với flash có độ phức tạp gấp 3 lần so với chụp ảnh với ánh sáng của môi trường (ambient light). Tuy nhiên, khi chúng ta đã hiểu những gì xảy ra trong vài mili giây sau khi nhấn nút chụp hình, chúng ta sẽ không còn thấy nó quá khó nữa và có thể chụp được những bức hình theo ý mình.

Cơ bản
Trước khi phưu lưu vào thế giới của chụp ảnh với flash, bạn cần phải có kiến thức cơ bản về độ phơi sáng (exposure). Bài hướng dẫn này mặc định rằng bạn đã hiểu được sự ảnh hưởng của tốc độ chụp (shutter speed) tới độ phơi sáng và bắt dính các chuyển động (motion blur), sự ảnh hưởng của khẩu độ tới độ phơi sáng và độ sâu trường ảnh (depth of field), sự ảnh hưởng của độ nhạy sáng (ISO setting) tới độ phơi sáng và nhiễu (digital noise). Nếu bạn chưa nắm vững về những kiến thức này, bạn có thể tham khảo tại đây và đây

Bài 1: Những vấn đề cần biết khi chụp ảnh với flash

Bốn vấn đề đầu tiên là những vấn đề chung, bất khể bạn sử dụng flash gắn sẵn trên máy, flash ngoài gắn vào hotshoe hoặc ánh sáng studio (studio strobes).

1: Mọi tấm ảnh chụp với flash đều có 2 loại phơi sáng - một là sự phơi sáng với ánh sáng của môi trường và một là sự phơi sáng với ánh sáng của flash. Đây là vấn đề rất quan trọng cần phải nhớ. Hãy tưởng tượng ra trình tự: màn trập mở ra, flash nháy sáng, màn trập đóng lại. Trong khoảng thời gian này, cả ánh sáng của môi trường lẫn ánh sáng của flash đều đóng góp vào quá trình ghi nhận hình ảnh. Chụp ảnh với flash yêu cầu bạn phải kiểm soát được cả hai loại phơi sáng này

2: Sự phơi sáng đối với ánh sáng của flash không bị ảnh hưởng bởi tốc độ chụp (shutter speed). Toàn bộ quá trình phát sáng của flash bắt đầu và kết thúc trong khi màn trập đang mở, vì vậy việc để màn trập mở lâu hơn không giúp cho việc rọi sáng của flash. Sự phơi sáng đối với ánh sáng của flash và tầm hiệu quả của flash chỉ bị ảnh hưởng bởi khẩu độ và độ nhạy sáng chứ không phải bởi tốc độ chụp. Tuy nhiên, ánh sáng của môi trường trong khi chụp với flash sẽ bị ảnh hưởng bởi tốc độ chụp. Vì vậy, thay đổi tốc độ chụp là một cách để kiểm soát lượng ánh sáng từ môi trường được thu lại trong quá trình chụp với flash.

3: Sự rọi sáng của flash bị ảnh hưởng rõ rệt bởi khoảng cách chụp. Điều này cũng tuân theo quy luật căn bậc 2. Giả sử chúng ta sử dụng một lens cho tầm nhìn (field of view) là 4x6ft và khoảng cách chụp là 10ft. Cũng lens trên sẽ cho khoảng nhìn là 4x12ft nếu khoảng cách chụp là 20ft. Khi chúng ta nhân đôi khoảng cách chụp, diện tích ánh sáng sẽ phải bao phủ rộng gấp 4 lần (96ft2 so với 24ft2). Để đảm bảo cho độ sáng là như nhau thì lượng sáng cần phải cung cấp sẽ lớn gấp 4 lần. Hiện tượng này, thỉnh thoảng được gọi là “flash falloff”, sẽ ảnh hưởng tới một hình ảnh nào đó khi chụp nhiều đối tượng tại các khoảng cách khác nhau. Khi khoảng cách tới đối tượng chụp tăng lến 1.4 lần (căn bậc 2 của 2), ánh sáng của flash rọi lên đối tượng sẽ bị giảm đi một nửa. Giả sử chúng ta chụp một nhóm người xếp hang. Người đứng đầu cách chúng ta 10ft và người đứng hàng cuối cách chúng ta 14ft. Với nguồn sáng flash là nguồn sáng chính thì người đứng đầu sẽ sáng hơn người đứng cuối một stop.

4: Ánh sáng môi trường và ánh sáng từ flash được máy ảnh đo một cách riêng biệt. Trong chế độ Av, Tv hoặc P, độ phơi sáng theo ánh sáng môi trường có thể được thực hiện bằng cách điều chỉnh tốc độ, khẩu độ hoặc cả hai yếu tố. Trên thực tế, flash được bật cũng không có ảnh hưởng gì đối với độ phơi sáng theo ánh sáng môi trường (ngoại trừ khi sử dụng chế độ P, máy ảnh ko sử dụng tốc độ chụp chậm hơn 1/60 khi sử dụng flash). Hệ thống đo sáng của máy ảnh không thể ước đoán được bao nhiêu ánh sáng thu được từ đèn flash, vì thế nó không thể dùng ánh sáng này để thiết lập tốc độ, khẩu độ.

Vấn đề số 5 liên quan tới các hình thức sử dụng đo sáng flash (flash metering) tự động, bao gồm “auto thyristor” flash, TTL, E-TTL hoặc E-TTL II.

5: Đối với đo sáng flash tự động, ánh sáng chiếu từ flash được đo sau khi nút chụp ảnh (shutter button) được bấm và lượng ánh sáng phát ra từ flash được điều chỉnh tương ứng. Có một vài khác biệt kỹ thuật giữa các hình thức đo sáng flash nhưng tất cả các hình thức này đều hoạt động độc lập với viêc đo sáng đối với ánh sáng môi trường bằng cách điều chỉnh lượng ánh sáng phát ra từ flash chứ không phải thay đổi các thông số phơi sáng của máy ảnh.

6: Mọi máy ảnh SLR với màn trập cơ học (mechanical shutter) thường có một tốc độ chụp tối đa để đồng bộ hóa với flash (maximum flash sync shutter speed) (1/200 hoặc 1/250 đối với các máy Canon DSLR hiện nay). Tại tốc độ chụp chậm, màn đầu tiên (first curtain) được mở, flash phát sáng, và sau một khoảng thời gian nhất định, màn thứ hai (second curtain) đươc đóng lại sau màn thứ nhất. Tại tốc độ chụp nhanh hơn flash sync, màn thứ 2 bắt đầu được đóng lại trước khi màn thứ nhất được mở toàn bộ. Màn thứ hai đóng lại sau màn thứ nhất và hai màn này chạy song song với nhau theo dọc khung hình, chỉ phơi sáng chỉ phần hình ảnh nằm giữa hai màn vào thời điểm đó. Flash phát sáng trong suốt quá trình này sẽ rọi sáng chỉ một phần của hình ảnh.

7: (Chỉ áp dụng cho các máy ảnh số hiện đại). Nếu chúng ta thiết lập tốc độ chụp nhanh hơn flash sync hoặc sử dụng chế độ Av với khẩu độ yêu cầu phải có tốc độ chụp nhanh hơn flash sync để đạt được độ phơi sáng đúng, máy ảnh sẽ tự động chuyển tốc độ chụp về tốc độ flash sync khi tấm ảnh được chụp nếu flash built-in hoặc flash gắn ngoài được bật. Thường thì kết quả là dư sáng trừ khi chúng ta thiết lập “safety shift” trong custom function. Khi ảnh bị dư sáng khi sử dụng flash ngoài trời, có thể là do nguyên nhân trên. Ảnh chụp thường không bị dư sáng do sánh sáng từ flash mà thường bị dư sáng do ánh sáng môi trường bởi vì tốc độ chụp quá thấp. Nếu chúng ta sử dụng flash để bù sáng trong điều kiện trời sáng, cần phải giảm khẩu độ hoặc giảm ISO để tốc độ chụp thấp hơn tốc độ flash sync.

Bài 2: Tại sao chúng ta lại cần flash rời cho máy ảnh?

Rất nhiều máy ảnh, bao gồm cả một số máy DSLR ảnh khá đắt tiền, có flash tích hợp sẵn cũng như là có khe để gắn flash ngoài. Người mới bắt đầu thường hỏi tại sao họ nên mua một chiếc flash ngoài để gắn vào đó, bài học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó.

Lý do 1: Hiện tượng mắt đỏ (redeye)
Chúng ta đều nhìn thấy những bức ảnh chụp người mà mắt họ đỏ rực như mắt mèo. Điều này có thể làm hỏng một tấm ảnh dù các yếu tố khác đều rất đẹp. Mắt đỏ được gây ra bởi ánh sáng phản xạ từ võng mạc của mắt. Hiện tượng này càng tệ khi đồng tử của mắt chủ thể mở rộng (chụp trong nhà) hoặc khi chụp với góc hẹp giữa nguồn sáng (flash), mắt và ống kính. Về phương diện hình học, hai nhân tố ảnh hưởng tới góc trên là khoảng cách giữa flash và ống kính; và khoảng cách từ máy ảnh tới mắt chủ thể. Một cách để tránh mắt đỏ là chuyển flash ra xa ống kính. Flash càng cách xa ống kính thì khả năng tránh được hiện tượng mắt đỏ càng nhiều. Thông thường, flash gắn ngoài sẽ có khoảng cách tới ống kính gấp đôi flash bật lên từ máy. Chúng ta có thể sử dụng giá đỡ để làm tăng khoảng cách với ống kính nhằm tránh hiện tượng mắt đỏ.

Lý do 2: Độ sáng
Khoảng sử dụng hiệu quả của bất kỳ loại flash nào phụ thuộc vào khẩu độ và độ nhạy sáng được máy ảnh sử dụng. Ví dụ, tại f/8 và ISO 100, flash có sẵn trong máy DSLR hiện nay chỉ mang lại hiệu quả nếu chủ thể nằm trong khoảng cách 5ft (khoảng 1.5m). Tất nhiên, chúng ta có thể tăng khoảng hiệu quả này bằng cách mở khẩu hoặc tăng ISO nhưng điều này dẫn đến làm giảm độ sâu trường ảnh hoặc tăng nhiễu. Một flash ngoài tốt có khả năng cung cấp ánh sáng mạnh gấp 15 lần flash có sẵn trong máy và mang lại khoảng cách sử dụng hiệu quả gấp 4 lần. Điều này cho phép chúng ta có thể khép khẩu để lấy độ sâu trường ảnh lớn hoặc giảm ISO để giảm nhiễu. Độ sáng cũng là yếu tố quan trọng để đánh flash phản xạ hoặc bù sáng trong lúc chụp hình ngoài nắng.

Lý do 3: Đánh flash phản xạ (bounced flash)
Khả năng hướng flash vào tường hoặc trần nhà sẽ tạo ra bức hình tốt hơn nhiều so với đánh thẳng. Điều này có thể giải nghĩa bởi sự khác nhau giữa ánh sáng gắt chiếu thẳng vào mặt và ánh sáng phản xạ từ trần hoặc tường dịu hơn và gần với ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra sự phản xạ ánh sáng từ trần có tác dụng làm nguồn sáng rộng hơn, tạo ra bong đổ mềm hơn, nền ảnh sáng hơn tự nhiên hơn. Độ sáng yêu cầu cho kỹ thuật này thay đổi rất lớn tùy theo độ cao và màu sắc của trần và các yếu tố khác nhưng thậm chí với trần nhà thấp và trắng, độ sáng yêu cầu vẫn gấp 4 lần độ sáng khi ta đánh flash trực tiếp. Với flash trực tiếp, chúng ta chỉ chiếu sáng đối tượng chụp, với flash phản xạ, chúng ta chiếu sáng cả căn phòng.

Lý do 4: Công cụ điều chỉnh ánh sáng flash (Flash modifiers)
Có rất nhiều loại “diffuser” hoặc các phụ kiện khác gắn vào flash để thay đổi hướng của ánh sáng phát ra từ flash. Chúng ta có thể sử dụng softbox, lambency diffuser … hoặc đơn giản như một tấm thẻ buộc vào flash. Các hình thức trên có thể hoạt động hơi khác nhau nhưng nói chung chúng đều được thiết kế để tạo ra nguồn sáng rộng hơn chiếu lên chủ thể. Một trường hợp hoàn toàn khác biệt so với các loại phụ kiện trên là Better Beamer, dùng để tạo ra một nguồn sáng mạnh, hẹp chiếu một khoảng cách lớn cho việc chụp hình động vật hoang dã (wildlife shooting). Khi sử dụng đúng, các công cụ điều chỉnh ánh sáng flash có thể làm tăng chất lượng ảnh chụp một cách rõ rệt nhưng rõ rang là chúng ta cần phải có một flash gắn ngoài để sử dụng chúng.

Lý do 5: Giá đỡ flash
Giá đỡ flash có rất nhiều loại và phục vụ cho hai mục đích. Bên cạnh việc di chuyển flash ra xa ống kính (đã đề cập ở lý do 1), nó còn cho phép máy ảnh có thể xoay dọc trong khi flash vẫn ở phía trên của ống kính. Điều này ngăn ngừa việc đổ bóng sáng bên cạnh có thể làm hỏng bức ảnh trong khi chụp theo chiều dọc. Một số loại giá đỡ có thể lật được flash, giữ cho flash cùng chiều với máy ảnh. Loại này cho phép flash zoom cùng với ống kính và tránh được ánh sáng thừa với flash trực tiếp. Một số loại khác lại cho phép máy ảnh xoay trong khi flash vẫn giữ nguyên trên máy ảnh. Loại này làm cho việc đổi chiều trong khi gắn trên tripod trở nên dễ dàng và làm việc tốt hơn với một số loại flash modifier như là Lumiquest Promax System. Sử dụng giá đỡ flash yêu cầu phải có một dây sync nối flash với máy ảnh.

Lý do 6: Các lý do khác.
Hầu hết các flash gắn ngoài đều có thêm các tính năng mà flash gắn cùng máy không có. Một số tính năng thường thấy ở flash gắn ngoài:
1. Hỗ trợ lấy nét-Tính năng này tạo ra các vạch sáng trên chủ thể hỗ trợ hệ thống lấy nét tự động hoạt động tốt hơn trong điều kiện ánh sáng yếu.
2. FP Flash (high speed sync)-Tính năng này cho phép sử dụng tốc độ chụp cao hơn. Nếu chúng ta sử dụng flash để bù sáng khi chụp ngoài trời và muốn đặt khẩu độ lớn để xóa phông mạnh, FP Flash là rất cần thiết.
3. Chế độ manual-Cho phép chúng ta thiết lập và điều chỉnh độ sáng của flash, không bị lệ thuộc hoàn toàn vào hệ thống đo sáng flash tự động (automatic flash metering) và cũng có thể sử dụng flash như một nguồn sáng phụ thuộc (slave). Đây là kiến thức khá khó nhưng trước sau gì chúng ta cũng phải nghiên cứu sử dụng.
4. Wireless E-TTL-Cho phép sử dụng nhiều flash với các độ sáng khác nhau trong chế độ master/slave (chỗ này em ko dịch thì tốt hơn) được sắp xếp bằng chế độ đo sáng flash E-TTL (E-TTL flash matering)

Tóm lại, các máy ảnh DSLR ngày nay đều trang bị những công nghệ tiên tiến và với những ống kính phù hợp, chúng có thể chụp được những bức ảnh tuyệt vời. Tuy nhiên, flash sẵn có trong những máy này không cung cấp đủ độ sáng cần thiết và quá gần ống kính, ko thể sử dụng để đánh phản xạ và không thể dùng được cái các phụ kiện điều chỉnh ánh sáng flash. Sự vô dụng của chúng giải thích tại sao các máy ảnh cao cấp không tích hợp sẵn đèn flash

Bài 3: Đánh flash phản xạ như thế nào

Chụp ảnh đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật và khá phức tạp, không một thông số hoặc cách thức nào có thể áp dụng được cho mọi trường hợp, bài hướng dẫn này viết trên giả định chúng ta chụp trong một phòng nhỏ và có trần thấp màu trắng, thường là nhà ở, lớp học hoặc phòng làm việc.

Tại sao sử dụng flash?
Đơn giản để tạo ra hoặc thêm vào ánh sáng cho căn phòng cho phép chúng ta thiết lập tốc độ chụp cao hơn (giảm bóng mờ trong ảnh), khép khẩu nhỏ hơn (có trường ảnh sâu hơn), ISO thấp (giảm nhiễu) so với việc sử dụng ánh sáng môi trường. Hệ thống hỗ trợ lấy nét của flash cũng giúp chúng ta lấy nét nhanh hơn và chính xác hơn trong điều kiện ánh sáng yếu.

Tại sao phải dùng flash phản xạ?
Trong tự nhiên, nguồn sáng thường chiếu từ phía trên xuống chủ thể, vì vậy vùng bóng đổ tạo ra bởi ánh sáng phản xạ từ trần nhà khi dùng flash trông sẽ tự nhiên hơn. Khi ánh sáng phát ra từ flash đập vào trần nhà và phản xạ xuống theo mọi hướng, ánh sáng sẽ rọi sáng cả căn phòng. Điều này tạo ra một nguồn sáng rộng khắp phòng không những làm bóng đổ mềm hơn mà còn làm nền ảnh sáng hơn. Khi sử dụng đúng cách, đánh flahs phản xạ còn giúp chúng ta tạo ra được hình ảnh tự nhiên không giống ảnh có sử dụng nguồn sáng ngoài. Nguyên nhân cuối cùng là đánh flash phản xạ sẽ loại bỏ hiện tượng mắt đỏ khi chụp với flash trực tiếp.

Vấn đề nhiệt độ màu
Flash ngoài tạo ra nhiệt độ màu tương tự như ánh sáng ban ngày. Ánh sáng từ đèn dây tóc (incandescent, tungsten) có nhiệt độ màu thấp hơn tự nhiên và ánh sáng tạo ra từ đèn neon (fluorescent) có nhiệt độ màu cao hơn tự nhiên làm cho ảnh bị ám xanh hoặc ám vàng. Thông thường, đèn flash có khả năng tạo ra nguồn sáng đủ mạnh để chiếu sáng một căn phòng nhỏ, vì vậy chúng ta nên giảm ánh sáng từ môi trường xuống mức nhỏ nhất có thể bằng cách thiết lập tốc độ chụp bằng với tốc độ đồng bộ hóa flash (flash sync speed) (thường là 1/200 hoặc 1/250 với các máy Canon DSLR hiện nay). Điều này sẽ làm cho ánh sáng flash trở thành nguồn sáng chính và loại bỏ các vấn đề gây ra bởi nhiều nguồn sáng có các nhiệt độ màu khác nhau.

Thiết lập khẩu độ
Nếu chúng ta muốn thiết lập khẩu độ để có được một độ sâu trường ảnh như ý, hãy chú ý tới các vấn đề sau. Khẩu độ nhỏ (f lớn) sẽ đòi hỏi phải thiết lập ISO cao để có được độ phơi sáng như ý. Độ sâu trường ảnh là một khái niệm tương đối phức tạp nhưng nói chung, với chụp ảnh người trong nhà, f/4 là đủ đối với một đối tượng và f/8 là đủ với một nhóm nhỏ. Đây là những nguyên tắc chung, bạn hoàn toàn có thể chọn một khẩu độ bạn cho là tốt nhất tùy thuộc vào chủ thể mà bạn định chụp.

Thiết lập độ nhạy sáng (ISO)
Chúng ta đã bàn qua về tốc độ chụp và khẩu độ, ISO là phần cuối cùng trong công thức tạo ra độ phơi sáng. Nếu sử dụng ISO cao, tấm ảnh sẽ có nhiều nhiễu, một mẹ nhỏ là thiết lập ISO vừa đủ để để có thể lấy đủ sáng cho bức ảnh chứ không nên thiết lập cao quá mức cần thiết. Điều này đòi hỏi bạn phải thiết lập và thử nhưng thông thường ISO 400 là mức hợp lý để bắt đầu.

Thiết lập, thử và điều chỉnh
Thông thường, chúng ta ước đoán một khẩu độ và ISO nào đó để có được độ phơi sáng cần thiết cho bức ảnh đối với flash phản xạ và thử để xác định thông số hợp lý. Với chế độ M trên máy ảnh, việc thiết lập có thể dựa vào hướng dẫn bên trên, đặt flash ở chế độ E-TTL, chụp vài tấm hình với chủ thể ở cuối phòng. Ngay sau mỗi lần chụp, quan sát đèn báo xác nhận độ phơi sáng trên flash (flash exposure confirmation lamp-FCL), gần đèn pilot phía sau flash. Tín hiệu từ đèn này cho biết flash có thể cung cấp đủ ánh sáng cho một tấm ảnh đúng sáng với các thông số chúng ta đã thiết lập hay không.
Nếu đèn này không sáng, điều này có nghĩa là flash không thể cung cấp đủ ánh sáng để có độ phơi sáng đúng với các thông số ta đã chọn. Cần phải mở khẩu hoặc tăng ISO tùy theo mục đích chụp và thử lại lần nữa.
Nếu đèn sáng, nhìn vào histogram (cái này em không dịch ạ ) để xác định tấm ảnh đã đúng sáng hay chưa. Nếu tấm ảnh bị thiếu sáng, tăng thêm độ sáng cho flash bằng cách bấm vào +FEC (flash exposure compensation). Việc tăng sáng cho flash là thường thấy trong khi sử dụng flash phản xạ và chế độ đo sáng E-TTL của flash. Sau khi điều chỉnh FEC, thử lại, điều chỉnh tiếp cho tới khi đạt được độ phơi sáng mong muốn. Nếu bạn chưa biết đọc thông tin histogram thì mời tham khảo tại đây.
Khi chúng ta thực hiện việc điều chỉnh, chúng ta đã sẵn sàng để chụp được những tấm ảnh với độ phơi sáng đúng. Tuy nhiên, cần phải nhớ kiểm tra FCL và histogram thường xuyên. Rất nhiều yếu tố như trang phục màu, cửa sổ màu trắng hoặc việc thay đổi hậu cảnh có thể làm hệ thống đo sáng của flash không chính xác và cần phải điều chỉnh bởi người chụp.

Dưới đây là một số kinh nghiệm về chụp với flash phản xạ cần nhớ:
1. Hướng flash thẳng lên trần mỗi khi bạn muốn đánh flash phản xạ, tránh sử dụng góc 45 độ vì nó có xu hướng chỉ chiếu sáng chủ thể và và tạo ra các vùng sáng trên trần nhà ở phía trên chủ thể.

2. Buộc một tấm bìa vào đầu của flash như hình dưới sẽ tạo ra catchlight trong mắt của chủ thế và cung cấp thêm một chút ánh sáng chiếu trực tiếp để bù sáng cho những phần bóng đổ trên chủ thể như hốc mắt, cổ.

3. Zoom flash tới mức rộng nhất có thể sẽ tạo ra một vùng sáng rộng từ trên trần giúp cho việc chiếu sáng hiệu quả hơn và cung cấp nhiều ánh sáng phản xạ từ tấm bìa hơn.

4. Trần nhà không phải là nơi duy nhất có thể sử dụng cho ánh sáng phản xạ. Chúng ta có thể sử dụng các bức tường xung quanh.

Bài 4: Guide Number

Guide number là gì?
Guide number cho flash điện tử là một cách để xác nhận độ sáng cực đại mà đèn flash có thể tạo ra được diễn đạt theo hai thông số là khẩu độ và khoảng cách.Guide number (GN) là một kết quả tính toán từ khẩu độ và khoảng cách từ flash tới chủ thể thể hiện lượng ánh sáng phải cung cấp để cho ảnh đủ sáng.
Công thức cơ bản: GN = khẩu độ x khoảng cách
Từ công thức trên chúng ta có thể suy ra:
Khẩu độ = GN/khoảng cách
Khoảng cách = GN/khẩu độ

Ba cách thường sử dụng GN là:

1. Xác định khẩu độ cần thiết để chụp tại một khoảng cách định trước khi sử dụng manual flash. Ví dụ: Flash có GN bằng 160 ft và khoảng cách cần chụp là 20ft, khẩu cần phải dùng là f/8.

2. Xác định khoảng cách tối đa mà flash có thể cung cấp đủ sáng cho chủ thể tại khẩu đã định trước. Ví dụ: Flash có GN là 160ft và khẩu sử dụng là f/8. Khoảng cách tối đa mà flash có thể cung cấp đủ sáng là 20ft.

3. So sánh độ mạnh của các loại đèn flash (GN càng cao thì đèn càng mạnh). Tất nhiên chúng ta phải so sánh trên cùng một tiêu chí (có thể xem mục 2 ở dưới đây)

Những vấn đề này tương đối đơn giản và khá dễ hiểu, tuy nhiên có một số vấn đề chúng ta cần phải nhớ:

1. GN phải được thể hiện bằng một số đo khoảng cách nào đó (thường là ft hoặc m) tại một giá trị ISO nào đó. Hầu hết các quảng cáo về guide number được đo bằng m tại ISO 100, nhưng bạn phải xác định chắc chắn những vấn đề này. Một số trường hợp, GN được thể hiện bằng feet và một số trường hợp được ghi nhận tại ISO 25 hoặc một giá trị nào khác. Để chuyển từ m sang feet, bạn nhân với 3.3.

2. GN thay đổi khi bạn zoom flash. Ví dụ, đèn 580EX có GN bằng 58m khi zoom tại 105mm nhưng chỉ có GN bằng 28 khi zoom tại 28mm.

3. GN tăng khi chúng ta tăng ISO. Tăng gấp đôi ISO, GN sẽ tăng gấp 1.4 lần. Tăng ISO từ 100 lên 400 sẽ tăng gấp đôi GN.

4. Việc sử dụng thêm một loại dụng cụ thay đổi ánh sáng flash nào đó (diffuser, bouncer, umbrella…vv) cho flash sẽ làm giảm hiệu quả của GN. Giá trị GN trong tài liệu đi kèm là giá trị đo khi không sử dụng thêm bất kỳ một dụng cụ nào.

5. GN sẽ giảm rõ rệt khi sử dụng chế độ đồng bộ tốc độ cao (high speed sync-FP Flahs). Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ vấn đề này ở phần sau

Những vấn đề trên có thể sẽ làm cho công thức tính toán trở nên phức tạp hơn một chút, vì vậy chúng ta cần để ý tới khoảng cách được thể hiện ở màn hình phía sau flash. Flash sẽ tính toán cho chúng ta, từ các thông số khẩu độ, ISO và HSS, và đưa ra một ước tính tương đối chính xác khoảng cách mà bạn có thể đứng. Hãy nhớ rằng flash không thể biết rằng chúng ta đang sử dụng diffuser hay không, vì vậy nếu chúng ta có sử dụng thì kết quả mà flash đưa ra vẫn không thay đổi.

Lời khuyên dành cho mọi người dùng DSLR là mua một đèn flash ngoài ngay nếu bạn đủ tiền cho nó. Trong khi có rất nhiều thể loại ảnh không yêu cầu có đèn flash, nhưng hầu hết những người mới cầm máy đều chụp người (people shot) hơn là chụp các chủ thể khác. Flash có thể cải thiện ảnh chụp người kể cả trong nhà lẫn ngoài trời. Trước khi nghĩ tới việc mua thêm ống kính hoặc một cái tripod xịn hoặc một phụ kiện nào khác, hãy mua một đèn flash tốt cho máy ảnh của mình

Khắc phục sự cố “cháy” sáng khi sử dụng flash


Một trong những vấn đề người chụp ảnh số hay gặp là “cháy” sáng khi sử dụng đèn flash. Người dùng không kiểm soát được mức độ ánh sáng cũng như hướng sáng của đèn flash.

Bài viết này sẽ đưa ra 7 gợi ý giúp bạn khắc phục vấn đề này.

Đèn flash chỉ nên được coi là nguồn sáng phụ. Trong hầu hết các trường hợp bạn muốn chụp ảnh, chắc chắn xung quanh phải có ánh sáng không ít thì nhiều. Ánh sáng này rất quan trọng vì nó là ánh sáng tự nhiên của khung cảnh bạn muốn chụp. Có thể bạn sẽ dùng đến đèn flash để hỗ trợ thêm cho nguồn sáng này chứ flash không phải là nguồn sáng chính của khung cảnh. Nếu bạn coi flash là nguồn sáng chính thì bức ảnh trông rất gượng ép và giả tạo.

1. Lùi lại

Một trong những cách đơn giản nhất để giảm hiệu ứng của đèn flash là giữ khoảng cách giữa người chụp và mẫu. Càng vào gần thì ánh đèn flash lại càng sáng hơn. Rất nhiều bức ảnh bị cháy sáng chỉ đơn giản là vì người chụp tiếp cận quá gần với mẫu. Lùi lại sau một chút không có nghĩa là bạn không chụp được toàn cảnh. Bạn có thể sử dụng lens zoom (mặc dù điều này sẽ dễ làm cho máy ảnh bị rung) hoặc đơn giản là cắt xén bức ảnh trên máy tính.

2. Khuyếch tán ánh sáng


Nếu máy ảnh kỹ thuật số không cho phép điều chỉnh lượng ánh sáng của đèn flash thì bạn phải tìm cách để khuyếch tán lượng sáng này.

Một trong những cách hiệu quả nhất là kiếm một tấm chắn sáng che đèn flash. Bạn có thể dùng các mảnh khăn giấy trắng hay là giấy bóng kính. Chỉ cần nhớ rằng màu của chất liệu bạn sử dụng sẽ ảnh hưởng đến màu của ánh sáng phát ra từ đèn flash (và màu ánh sáng chiếu lên vật được chụp), vì thế giấy ăn màu trắng sẽ cho ra màu tự nhiên hơn là giấy bóng kính xanh đỏ.

3. Chuyển hướng ánh sáng

Các nhiếp ảnh gia thích chụp với flash còn thường xuyên đổi hướng ánh sáng từ đèn flash trên các bề mặt phẳng khác. Có thể làm được điều này vì đèn flash trong máy có thể xoay và chụp ở các hướng khác nhau.

Máy ảnh số thông thường không thể thay đổi hướng của riêng đèn flash, nhưng bạn hoàn toàn có thể “đánh lừa” máy ảnh. Một số người rất đơn giản sử dụng một miếng bìa trắng đặt chếch đèn flash, ánh sáng từ đèn flash sẻ đổi hướng lên trần nhà chẳng hạn.

Khi thực hiện mẹo nhỏ này bạn cần thử chếch miếng bìa ở các góc khác nhau và các bức ảnh có thể khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố khác (khoảng cách từ người chụp đến mẫu, độ cao của trần nhà, lượng ánh sáng xung quanh,...). Một lần nữa, màu của tấm bìa mà bạn sử dụng hay màu của trần nhà, của tường sẽ gây ảnh hưởng đến màu của ánh sáng flash.

4. Chế độ chụp đêm

Hầu hết các máy ảnh số đều có chế độ khá thú vị là chế độ chụp đêm. Khi ở chế độ này, máy ảnh sẽ sử dụng một kỹ thuật gọi là “đồng bộ chậm đèn flash”, chụp ảnh với tốc độ cửa trập chậm khi vẫn để đèn flash. Điều đó có nghĩa là bạn có thêm ánh sáng xung quanh trong khi mẫu đứng yên vì hiệu ứng flash. Những bức ảnh chụp bằng chế độ này sẽ không nét nhưng làm nổi bật màu của ánh sáng trong không gian chụp.

5. Giảm lượng ánh sáng từ đèn flash

Một số máy ảnh số có khả năng điều chỉnh lượng ánh sáng của đèn flash theo ý người sử dụng. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để xem máy ảnh của bạn có chức năng này không. Nếu có thì bạn hãy giảm flash xuống 1 hay 2 stop xem ánh sáng cho ra thế nào. Có thể bạn phải thử nhiều lần mới biết được chỉnh như thế nào là hợp lý song sau đó những bức ảnh của bạn sẽ có ánh sáng rất tự nhiên.

6. Thêm sáng

Thêm sáng vào khung cảnh xung quanh sẽ cải thiện tình hình. Có thể bạn sẽ phải bật tất cả đèn trong phòng (và các chức năng trong máy ảnh trở nên vô tác dụng) hay có thể bạn chỉ cần đưa mẫu vào vùng nhiều sáng hơn.

Một cách khác để tăng ảnh hưởng của ánh sáng tự nhiên lên mẫu là ánh sáng phản xạ. Ví dụ, chụp ảnh một người đứng cạnh bức tưởng trắng trông sẽ sáng hơn là một người đứng cạnh bức tường đen. Bạn có thể sử dụng tấm chắn sáng trong trường hợp này.

7. ISO, tốc độ cửa trập và khẩu độ mở

Cách cuối cùng để giảm hiệu ứng của đèn flash là bỏ một số chế độ phơi sáng trong máy ảnh, đặc biệt là những chế độ trực tiếp ảnh hưởng đến ánh sáng vào trong máy ảnh như ISO, khẩu độ mở ống kính và tốc độ cửa trập.

- ISO: tăng thông số ISO và máy ảnh sẽ nhạy sáng hơn. Điều này có nghĩa là ánh sáng tự nhiên xung quanh sẽ đóng vai trò quan trọng hơn và bạn cũng không cần phụ thuộc vào đèn flash. Nhớ rằng ISO cao đồng nghĩa với nhiều hạt và nhiễu hơn.

- Khẩu độ mở: tăng khẩu độ mở ống kính nghĩa là bạn tăng kích thước của lỗ trong ống kính, nhiều ánh sáng vào nhanh hơn. Vì thế tăng khẩu độ mở (nghĩa là tăng thông số f/) cũng đáng để thử. Nhớ rằng điều đó cũng đồng nghĩa với việc nền ảnh nông hơn, bạn cần xác định tiêu điểm, không phải tất cả đều là tiêu điểm của bức ảnh.

- Tốc độ cửa trập: tăng thời gian cửa trập mở cũng sẽ làm tăng lượng sáng đi vào bộ cảm biến (sensor). Đây là một yếu tố liên quan đến sự phơi sáng mà bạn nên thử. Nhớ rằng nếu chuyển động (kể cả là chuyển động nhỏ) sẽ khiến cho bức ảnh bị nhòe.
Nội dung lấy từ Anhso.net

N





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét