BÙ SÁNG của máy ảnh hoạt động thế nào? Lúc đầu tôi cũng tưởng rằng máy ảnh sẽ tự động làm cái việc lo giúp mình đủ sáng vùng này, hay vùng kia. Thực sự không phải như vậy.
Sự thể là, có những lúc bạn sử dụng máy ảnh để chụp một bức hình, mà khi xem lại, ta thấy dư sáng, hoặc thiếu sáng, tức là bạn đã hoàn toàn đặt niềm tin vào đo sáng của máy ảnh. Niềm tin đó có cơ sở dựa trên số tiền hàng triệu đồng mà bạn bỏ ra để mua chiếc máy ảnh đó. Nguyên nhân là gì, bạn chưa sử dụng nút bù sáng, hoăc chưa nhận thức được vai trò của nút đó.
Máy ảnh Digital Camera là một hệ thống có nhiều tính năng vượt trội về sự tự động hóa , giúp cho nhiếp ảnh gia đỡ phải mất công nhiều vào công việc mà vẫn có được những bức ảnh đẹp. Tuy thế, tùy theo các chế độ đo sáng khác nhau, mà sự sai lệch vẫn có thể xảy ra. Đó là các chế độ đo sáng toàn khung hình, đo sáng điểm, đo sáng trung tâm, đo sáng trung bình một vùng. Máy sẽ đặt cho bạn một tốc độ màn trập đủ sáng ( nếu chụp ở chế độ ưu tiên khẩu độ), đặt cho bạn một độ mở nhất định ( nếu bạn chọn ưu tiên tốc độ, thậm chí nâng ISO khi bạn để ISO tự động, hoặc tự động bật flash. Thông thường, việc máy làm là tuyệt vời. Nhưng đôi khi ta cần can thiệp bằng nút bù sáng ( tăng (+EV) để ảnh sáng hơn, Giảm( - EV )để ảnh tối hơn)khi đó máy sẽ điều chỉnh lại những thiết lập về khẩu độ, tốc độ, và ISO cho bạn chứ không tự làm sáng, tối bức ảnh bằng một biện pháp kỹ thuật số như trong các trình sửa ảnh Photoshop vv...
Tất cả vấn là việc quan sát trong thang đo sáng khi bạn chụp ảnh.
Còn nếu máy chụp ở chế độ Manunal thì việc tăng, giảm bù sáng sẽ làm cho thước đo sáng bắt bạn phải tự điều chỉnh ba thông số: khẩu độ, tốc độ và ISO để cho bức ảnh như ý của mình.
Một lần, tôi đi chụp ảnh với Kiều Anh Dũng, một nhiếp ảnh gia trẻ của Sài Gòn. Khi preview lại một số ảnh của anh ấy, tôi thấy phần lớn dư sáng, tôi có hỏi, thì D trả lời rằng ảnh chụp từ máy Nikon nên để dư sáng chút để dễ chỉnh màu sau này. Tôi cứ nghĩ mãi,và hiểu rằng, D đã luôn chụp với +EV 1/3 stop.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét