Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012



TUẦN HOÀN


Quy luật của vũ trụ là sự tuần hoàn tuyệt đối. Tuy có đôi lúc quy luật đó bị phá vỡ trong một phạm vi hẹp, để tạo ra một sự đột biến. Tại sao các hành tinh lại cứ phải quay vòng quanh một mặt trời, trong cấu trúc của phân tử, các nguyên tử cũng xoay quanh một trung tâm nào đó, rồi đi sâu hơn vào bên trong, ta lại thấy trong một nguyên tử vật chất cũng có sự xoay vần như vậy. Đôi lúc, ta có thể nghĩ đến, đấy chính là mẫu mực chung của thế giới này, nơi ta sinh ra và mất đi. Một sự vật, hiện tượng bất kỳ cũng thế, sinh ra, trưởng thành, già cỗi và diệt vong, chẳng phải cũng tuân theo quy luật chung đó hay sao?Biết đâu cả thế giới này chỉ là một phần của chiếc chân bàn ăn của một thế giới vĩ đại hơn. Hoặc cả một thiên hà chứa hệ Mặt trời của chúng ta chỉ là một nguyên tử đang được đặt lên bàn nghiên cứu của một nghiên cứu sinh nào đó, biết đâu, nếu đi sâu vào trong cấu trúc vi mô của mỗi nguyên tử vật chất, trong đó lại chứa đựng rất nhiều những thiên hà nhỏ bé.


Lại nói đến sự luân hồi. Thuyết Luân hồi là một nền tảng của Triết học Phật Giáo. Thế giới, như trong hình dung ở phần trên là vô cùng, vô tận, không có cái lớn nhất, vĩ đại nhất, cũng không có cái nhỏ nhất, nguyên tố không phân chia được. Trước đây, khoa học tự nhiên chưa phát triển, người ta chỉ biết đến phân tử, rồi đến nguyên tử ( coi như đó là cái nhỏ nhất, không còn phân chia nữa), nhưng rồi người ta lại thấy trong nguyên tử với các hạt cơ bản, và năng lượng cơ bản. Trong các hạt đó có gì? Sau này chúng ta sẽ thấy gì trong đó.Trong mỗi hạt đó lại là tầng tầng lớp lớp các vũ trụ nhỏ hơn mà thôi.


Thế nào là một đường thẳng? Thời gian là gì? Thế nào là trước, thế nào là sau về mặt thời gian. Ta đi bằng xe lửa trên một đoạn đường thẳng, cứ đinh ninh rằng mình đang di chuyển trên một đoạn thẳng. Thực chất thì toàn bộ đoạn đường đó có thẳng không? Người không biết thì cứ bảo là lý sự cùn, nhưng chúng ta di chuyển thế nào thì cũng có khác gì một con kiến đang bò trên bề mặt của một quả bưởi? vậy thực sự di chuyển của chúng ta có thẳng ko? Ở góc độ địa phương, ta nhìn nhận đường kinh tuyến như một đường thẳng. Nhưng như ai cũng thấy nếu bay ra xa Trái đất mà nhìn xuống, ta thấy đường kinh tuyến là một đường tròn. Hoặc tổng quát hơn, là một đường Elip. Các Sao chổi và vô vàn các vật thể vũ trụ cũng du hành trong không gian với quỹ đạo là những đường như vậy. Vậy thế thì thời gian, tại sao lại là một trục thẳng. Hãy tưởng tượng rằng, thời gian là một trục số tròn ( hoặc Elip), hai điểm A , B ứng với hai thời điểm khác nhau là hai điểm trên cái trục đó. Trong một phạm vi hẹp, thật hẹp, ta có thể coi là hiện tượng A xảy ra trước, hiện tượng B xảy ra sau. Nhưng, nếu xét một cách toàn thể, thì A vừa là trước, vừa là sau đối với B. Nói vui như sau, có hai người nọ tranh cãi nhau xem ai là người tắm trước, ai là người tắm sau ( ai sạch sẽ hơn) AnhA tắm lúc 9h sáng, Anh B tắm lúc 2h chiều. Thế thì ai là người tắm trước? nếu trục thời gian là một đường thẳng, tất nhiên anh A tắm trước anh B. Bây giờ ta đem trục thời gian uốn cong lại, để cho điểm đầu trùng với điểm cuối thì ta thấy ngay chưa biết trong hai anh A, B anh nào tắm trước anh nào. Đối với bố mẹ của ta, ta hôm nay là người sinh ra sau. Thử tưởng tượng, bố, mẹ ta tái sinh lại thế giới này, thì ai là người sinh trước ai?


Vậy sự Luân hồi có đúng đắn hay không, đây là vấn đề duy tâm hay duy vật? Những người nghiên cứu hời hợt về giáo lý Đạo Phật, cho Đạo phật là duy tâm, duy ý chí, ru ngủ con người. Nhưng Đạo Phật, phải hiểu là một triết học chứ không phải là một tôn giáo.Đạo Phật không đòi hỏi con người phải sợ hãi, tôn sùng một nhân vật siêu nhiên nào đó. Không hề đe dọa con người. Nó khuyến khích con người sống thiện. trân trọng cuộc sống, ca ngợi cuộc sống. Đạo Phật nhìn nhận con người cũng chỉ là một hệ thống mà thôi, trong con người ta còn rất nhiều sinh linh: các tế bào, mỗi tế bào lại là một cơ thể sống.Quan điểm Nếu mỗi sinh linh đều sống vì sự lợi lạc chung của toàn sinh quần, thì thực sự bản thân sinh linh đó đã gieo được nghiệp tốt, ở khía cạnh này, thì ta thấy thực sự Đạo Phật là một tôn giáo, vì nó khuyên răn con người, tức là nó tin vào tư tưởng của con người, đó là sự duy tâm vậy.


Nếu SỰ SỐNG là một hiện tượng trong vũ trụ kỳ vĩ này, thì với sự tuần hoàn là quy luật tuyệt đối, tại sao nó lại chỉ tồn tại trên Trái đất. Tại sao nó lại chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn khoảng vài tỷ năm cho đến khi toàn bộ Hệ Mặt trời diệt vong? Tại sao, mỗi sinh vật là một hệ thống quá hoàn hảo như thế này lại có thể mất đi vĩnh viễn sau một khoảng thời gian rất ngắn ngủi vài chục vòng quay của Trái Đất quanh Mặt trời? Theo sự tuần hoàn, thì đến một lúc nào đó, cái đã xảy ra bây giờ, sẽ lại xảy ra thêm nhiều lần nữa, vĩnh viễn bất diệt. Với những chu kỳ nhỏ hơn, ta thấy có sự lặp lại chi tiết, nhưng xét những chu kỳ lớn hơn là bội số của các chu kỳ nhỏ hơn ta sẽ thấy sự trưởng thành, biến đổi, diệt vong, lặp lại khôn cùng. Đạo Phật nêu lên một thuyết nữa là Thuyết Nhân quả, chính là hình ảnh khái quát của luận thuyết Lượng đổi chất đổi của triết học duy vật Đức sau này đã từng nêu. Gieo Nhân gặt Quả, rồi Quả mới lại là Nhân của một pha tiếp theo. Cứ như sự sắp xếp khăng khít trùng hợp của hàng dãy con bài Đôminô vậy. Xã hội con người trên Trái đất cũng sẽ không thoát khỏi quy luật chung. Sự tham lam cộng với trí thông minh mù quáng sẽ dẫn Loài Người đến chỗ diệt vong. Để rồi, lại một lần nữa sinh ra một xã hội mới, ở đâu đó trong Vũ trụ Kỳ vĩ này.


MỜI BẠN QUAY LẠI MỤC LỤC:  back catalog 










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét