Người ta tập thể dục đủ kiểu, chưa ai nói tập thể dục cho răng!
Nếu được tập luyện răng người có thể đạt được những điều kỳ diệu: dùng răng nhai bóng đèn điện rau ráu, hoặc dùng hai hàm răng kéo cả chiếc xe tải
Răng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đến năng suất lao động. Chính vì thế mà các chủ nô lệ khi mua nô lệ, ngoài việc nắn cơ bắp, xem tuổi tác, còn vành mồm người ta ra để xem răng lợi có còn tốt hay không.
Chúng ta chẳng cần tập để răng có thể làm việc gì phi thường, chỉ cần dùng được răng đến lúc nhắm mắt xuôi tay là tốt lắm rồi phải không?
Tôi nhớ, một lần hồi 50 tuổi, có 2 chiếc răng hàm lung lay, ra Trung tâm Nha khoa cộng đồng khám, các nha sĩ ở đây khuyên tôi nên nhổ bỏ cả hai chiếc răng. Lậy Trời, hồi ấy mình cũng ương, bảo thẳng: " Ra đây khám chỉ mong các bác sĩ cứu 2 chiếc răng chứ không phải để nhổ, từng này chiếc răng sữa tôi đều tự nhổ đã quen lắm rồi, xin cảm ơn các ông", rồi bỏ về, tập luyện, giữ được cho đến nay. Thật tình, bây giờ tôi cũng chỉ mang máng chứ không nhớ thật chính xác hai chiếc răng đó là những chiếc nào . Nói thế để chia sẻ với các bạn 3 điều: Một là một số nha sĩ rất thích vặn răng các bạn để kiếm tiền, Hai là: Răng cũng như các bộ phận khác của cơ thể, có lúc yếu, lúc khỏe, có thể hồi phục được, chớ thấy nó ốm yếu là tìm cách nhổ bỏ, Ba là: nhổ một chiếc răng có khi phải đánh đổi rất nhiều điều phiền phức: khó khăn khi ăn uống, sức khỏe giảm sút, ốm đau, một chiếc răng mất đi, lợi bị trống ra, những chiếc răng cạnh đó cũng yếu theo ( Trúc chẻ ngói tan mà), chưa kể trông mặt mình bị biến dạng, gọi là móm mém, già cỗi hẳn đi.... điều này các bà thì sợ nhất.
Trước hết bạn phải tự mình nhìn nhận một cách toàn thể tại sao răng mình bị yếu đi. Các nguyên nhân có thể như sau:
+ Ăn nóng quá, lạnh quá đột ngột, ăn chua quá, uống nhiều thức uống có axit như Cocacola, Pepsi, 7up khi men răng mình đã yếu ( Bọn trẻ khả năng hồi phục men răng tốt hơn người có tuổi rất nhiều), bệnh dư axit dạ dày, hay ợ chua làm hỏng men răng ( dịch vị chứa axit clohydric phá men răng khá hiệu quả)
+ Vệ sinh răng miệng không tốt, lớp men bao phủ bị ăn mòn, răng mủn dần, mòn dần
+ Vệ sinh răng miệng không tốt, lợi bị viêm mãn tính, chất dịch từ chỗ viêm bám vào răng làm bẩn, gây mùi hôi khó chịu
+ Chấn thương làm lệch vị trí ( cái này, có thể chỉnh sửa tốt, nhờ Nha sĩ niềng lại răng )
+ Ăn ngọt nhiều ( kể cả các cô cứ nhí nhách ăn hoa quả ngọt suốt ngày), không chịu súc miệng ngay, tồn dư một lượng đường, hoặc tinh bột bám kẽ răng, lên men thành axit phá hủy men răng, thủng mặt nhai gây ê buốt ( Chứng này thì cần Nha sĩ, nhờ họ bịt cho một tẹo xi măng vào chỗ thủng là xong ấy mà)
+ Đánh răng không đúng cách: mài ngang mòn cả men răng, tụt cả lợi, chảy máu cả chân răng, hoặc bàn chải lông không đủ mềm
+ Nhổ tóc, nhổ râu nhiều lần cũng làm hại răng, và hại thần kinh tim ( Ấy, cái này là kinh nghiệm dân gian, chưa thấy y học chứng minh đâu nhé, còn cắt tóc và cạo râu thì không sao)
+ Các bệnh khác có liên quan nội tiết tố ( Đông y gọi là Thận yếu ), tiểu đường vv...
Những nguyên nhân về vệ sinh răng miệng chiếm đến 70% đúng không nào.
Khắc phục hết các nguyên nhân gây yếu răng là bạn đã thành công một nửa rồi. Đừng ngại già mà không học lại cách đánh răng các ông, các bà nhé. Chuyện xảy ra trong miệng ấy mà, ai biết mà sợ xấu hổ.
Kỳ lạ lắm nhé, có ông già rồi, tóc đen nhay nháy nhưng răng lợi thì lung lay rụng gần hết, lại có ông tóc thì bạc phơ mà Bộ Nhai nghiền lại còn nguyên vẹn.
Tập luyện răng thường xuyên:
Cách luyện răng của người Trung quốc ( Cố xỉ pháp )
+ Sáng dạy nhai không, đập hai hàm răng vào nhau 36 lần ( gõ răng )
+ Ngậm không khí ( phồng mồm) xúc miệng khô như thế để cho nước bọt chảy ra, chia thành 3 ngụm nuốt xuống
+ Dùng lưỡi đánh răng: dùng lưỡi để chà xát từng chiếc răng một, nước bọt chảy ra, lại chia 3 ngụm nuốt xuống
+ Đánh trống trời: Dùng hai cườm tay đè vành tai gập vào bịt tai, nhai đập hai hàm răng 36 lần, dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc ngón giữa búng vào không khí ( cườm tay vẫn giữ hai vành tai gập vào tai), tiếng nhai, tiếng búng nghe thùng thùng như đánh trống, khá thú vị
+ Đi tiểu đêm hoặc lúc sáng ngủ dậy cần cắn chặt hai hàm răng cho đến khi xong việc
+ Niệu liệu pháp: Xúc miệng bằng nước tiểu của chính mình ( bỏ đoạn đầu, đoạn cuối, chỉ lấy nước tiểu giữa lần đi đầu tiên lúc ngủ dậy) rồi nhổ đi
Bình luận:
+ Cách tập luyện thật đơn giản, dễ thực hiện
+ Việc cắn chặt răng đóng lưỡi lên hàm trên còn tránh những đột quỵ khi đi tiểu đêm, còn có thể bổ xung: khi đi tiểu đêm và sáng: cắn chặt hai hàm răng, . lưỡi cong lên đầu lưỡi chạm vòm trên miệng, bấm chặt các ngón chân xuống, khép chặt hậu môn. Trong Khí công gọi động tác này là đóng vòng Nhâm - Đốc. ( Vòng này khí đi từ dưới rốn, lên ngực, huyệt Thiên đột ( chỗ yết hầu), Nhân trung môi trên, Ấn đường ,Bách hội ( đỉnh đầu), dọc theo sống lưng xuống huyệt Trường Cường ( đầu xương cùng) và lại khép ở dưới rốn ( Huyệt Đan điền)), tránh cho cơ thể bị thoát dương.
+ Dùng lưỡi đánh răng, cũng giúp tập luyện cơ và thần kinh lưỡi, giúp nói lưu loát, ăn uống ít bị nhai vào lưỡi hơn, giúp tuyến nước bọt được matxa. Lúc này cũng là lúc mà bạn kiểm tra được sức khỏe của từng chiếc răng, cứ làm chậm rãi kỹ càng.
+ Niệu liệu pháp là một phép chữa bệnh cổ truyền, lợi ích không phân tích hết được ở đây, nhưng việc xúc miệng bằng nước tiểu có cái lợi: nước tiểu có nhiệt độ bằng nhiệt độ cơ thể không gây đột ngột về nhiệt cho răng. Tuy nhiên, khi ta đã có nhiều thức xúc miệng vệ sinh hơn thì việc này không cần thiết, và cũng nhổ bỏ ấy mà. Chỉ chú ý đừng đánh răng, xúc miệng bằng nước lạnh quá khi ngủ dậy, ta chỉ cần pha chút nước ấm là được.
+ Việc gõ răng chỉ nên áp dụng khi đã có quá trình tập lâu dài, nếu mới tập mà làm ngay như thế, hoặc tuổi cao, răng đang yếu, lại làm nứt vỡ răng thì khổ, vậy bạn chỉ cần cắn chặt hai hàm răng, có thể cho từng cặp trên dưới cắn chặt vào nhau, nhấn mạnh như người vùi sâu cây răng vào hàm. Tôi thường làm cách này, đặc biệt là tập nhiều hơn với những chiếc răng đau. Nên tôi đã cứu được hai chiếc răng suýt bị đem tử hình đấy. Bạn có thể gấp giấy ( chọn loại giấy vở học sinh dai, ít bị mủn khi gặp nước bọt) gấp nhiều lần, dùng làm dụng cụ luyện cắn chặt răng hai hàm lại, tập cho từng khu vực: răng cửa, răng hàm, răng nanh. Tại sao lại dùng dụng cụ này? Vì rằng nếu cắn chặt hai hàm đối với răng cửa, thì hàm trên trượt ra phía ngoài hàm dưới, sẽ ít có tác dụng nén răng, mà có thể lại đẩy răng cửa hàm trên chồm ra còn răng cửa hàm dưới quặp vào trong. Sáng sớm dạy có thể dùng ngay chiếc khăn rửa mặt làm miếng đệm, tập cắn nghiến chặt hai hàm răng vào nhau nhiều lần.
+ Thường xuyên trong ngày tập động tác cắn chặt ( đóng răng ) trong ngày là làm khỏe răng đấy, chứ không phải chỉ tập lúc ngủ dậy, tập cùng với bài tập lưỡi. Nhai kẹo cao su cũng rất tốt, nhưng khi nhai nên tập trung chú ý vào tập răng, tập từng cặp răng. Nếu không làm như thế thì hiệu quả của nhai kẹo cao su chỉ là bạn có bộ cơ quai hàm cường tráng mà thôi. Tránh các loại singgum có chứa đường thường ( Trong kẹo cao su người ta hay dùng đường hóa học tạo độ ngọt). Khi đã quen rồi, bạn có thể gõ răng, nhưng dần dần từ nhẹ đến mạnh nhé. Nếu phần ngà răng của bạn đã yếu thì chỉ nên dùng cách cắn với miếng đệm bằng giấy tôi đã nói ở trên.
+ Khi ăn, tập trung nhai hiệu quả, tránh cố nhai, hoặc dùng răng cắn vỡ những thứ rắn quá. Răng bị mẻ,làm sao hồi phục. Có khi nhai phải viên sạn đá, vỡ đôi cả răng, chết ngất ấy chứ, vậy thì cần nhai mạnh dần hai nhịp như bấm nút chụp máy ảnh, hay bóp cò súng ấy, sát vào mới nhấn mạnh nhé, làm bụp một phát có ngày mẻ răng như chơi
Kính chúc các bạn có một hàm răng mạnh khỏe và đẹp!
MỜI BẠN CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ QUAY VỀ MỤC LỤC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét