Màn hình giao diện chính, khi bạn mở một file ảnh:
Theo thứ tự, tôi sẽ chia sẻ kết quả đã thử nghiệm từng chức năng của Capture NX2
CHỈNH SỬA CÂN BẰNG SÁNG TỐI:
+ Dùng đồ thị Quick Fix : Kéo các con chạy hình tam giác cho đến khi thấy vừa ý, đặc biệt là toàn bộ khối đồ thị nằm gọn giữa hai đường gióng thẳng xuống con chạy hai biên là tốt nhất
+ Vào thẻ Adjust - light - contrast - brightness để chỉnh sáng tối
+Chỉnh exposure contrast hightlight ,shadow, trong quick fix
+ Dùng chức năng D- lighting ( trong máy ảnh Nikon từ đời D90 đã tích hợp ngay trên máy)
( Còn tiếp)
Kết quả sử dụng nút xóa chi tiết thừa: Đường ống dẫn nước tưới biến mất.
Tôi nhận thấy chức năng Auto Retouch Brush của Capture NX không hay lắm, hình như nó mặc định chọn vùng copy để đè vào phần định sửa, điều này, thua kém Photoshop quá rõ, và không có chức năng Clone.
Tuy nhiên, Capture NX có một ưu điểm là chức năng Selection Brush nó giúp ta lựa chon vùng cần làm đẹp một cách chính xác chẳng hạn bạn chỉ cần làm nét gương mặt nhân vật thôi chẳng hạn, bạn dùng Brush này bôi vào vùng cần làm nét, hay làm mờ ( blur - Gauusian Blur) , nháy chuột vào nút selection Brush, nháy vào hình khi đó tùy chỉnh của chức năng này sẽ xuất hiện, bạn có thể chọn một trong ba khả năng: Show Ovelay selection, Hide selection, hay Show mask ( làm tối phần không chọn). Để làm nét ảnh tại một bộ phận, ta có thể dùng chức năng này thật tiện.Đặc biệt dùng để làm mờ hậu cảnh ảnh rất tuyệt vời.
Khi chúng ta cần chỉnh sửa ảnh JPEG, thì phần mềm không cho phép sử dụng chức năng Camera settings. Nhưng nếu chúng ta chỉnh sửa ảnh và ghi lại với đuôi NEF ( file ảnh thô) thì chúng ta có thể chỉnh sửa được rất nhiều thứ, tăng giảm thời gian phơi sáng exposure compensation, tương phản contrast , Highligt và Shadow protection , và tăng độ đậm của màu sắc được ( Saturation). Nhưng bức ảnh chụp với chế độ AWB tự động cũng cần phải xem lại một chút về nhiệt độ màu, thì Capture NX cho phép tinh chỉnh đến vừa ý. Như vậy, với Capture NX, chúng ta nên chụp ảnh RAW ( nếu độ phân giải tối đa với máy 12MP thì một file ảnh cũng chỉ đến 9Mb là cùng) thì làm ảnh hậu kỳ có nhiều lựa chọn hơn, chủ động hơn. Đặc biệt, phần mềm ghi lại toàn bộ lịch sử chỉnh sửa của bạn vào file ảnh NEF mà bạn lưu sau khi chỉnh sửa. Sau khi làm hậu kỳ, bạn có thể đồng thời ghi thành file NEF và một file JPEG vào một folder nào đó trong máy.
Trong phần chỉnh sửa AWB ( cân bằng trắng ) ta chỉnh nhiệt độ màu lên 5955 thì màu sắc pho tượng ấm hơn,tăng phơi sáng lên 31%, pho tượng và hậu cảnh sẽ sáng hơn. Ta tăng độ đậm màu saturation, shadow và highlight thì bức ảnh trông như thế này. Chú ý, khi đó nhìn Histogram đã cải thiện rất nhiều. Màu đỏ có dư một chút, ta có thể vào Adjust - Color - Color balans để chỉnh lại cân bằng màu. Nếu chỉ cân bằng mầu ở bộ phận nào của ảnh ta sẽ dùng chức năng selection brush đặt chế độ Overlay selection bôi chính xác vào phần định sửa, sau đó hide đi chỉnh theo ý mình bằng tùy biến các con chạy hình tam giác, tất nhiên save lại.
Sau khi chỉ nét, toàn pho tượng. ( lại dùng chức năng slection brush ), ta có thể làm mờ hậu cảnh để bức ảnh trông đỡ rối. Chọn kích thước brush to để đi khu vực tự do, và đi sát viền tượng, chọn kích thước brush nhỏ để đi sát biên tượng, kết hợp chức năng phóng to chi tiết để làm cho chính xác, vào Adjust - focus - Gaussian blur để làm mờ, khi đó chọn radius ( bán kính làm mờ càng lớn càng mờ hơn) và opacity ( mức độ ) cho phù hợp ý mình.
Dùng chức năng xóa chi tiết để làm đẹp hơn áo tượng ( một số vết băng dính còn sót trên tượng) thế là ta có một bức ảnh đẹp. Vào file > save as > chọn đuôi JPEG, ghi lại dung lượng khoảng 3-5Mb. Bạn có thể vào Edit > size/ Resolution để chọn độ phân giải, vào crop để cắt ảnh theo cỡ mình muốn.
Một chức năng rất thú vị của CaptureNX2 là Color Booster, bạn vào New step -> color -> Color booster, chọn mức level , nếu có da người thì chọn protect tone skin ( giữ cho màu da mặt không bị sai màu) là bạn có thể làm cho màu sắc bức ảnh trở nên rực rỡ hơn. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng, vì tăng màu thì dễ chứ làm giảm mầu thì khó đấy, vì khi giảm mầu sẽ làm cho ảnh bị mất chi tiết, bị bết mầu.
Bức ảnh này khi chụp không có loa che sáng ( hood) nên bị chóe sáng góc ảnh bên dưới trái ảnh, có thể sửa được thành ảnh dưới đây dựa vào chức năng Color control point ( tăng giảm sắc độ ) |
Chú ý: Con chạy đầu tiên : chỉnh bán kính tác dụng của chức năng, bạn kéo cho vòng tròn bao kín hết phần bị chóe sáng trên ảnh muốn sửa, con chạy thứ hai: chỉnh độ sáng tối, chỉnh làm tối đi cho cân bằng xung quanh, con chạy thứ 3: chỉnh độ tương phản, con chạy thứ tư, chỉnh độ đậm nhạt màu, di chuyển một chút điểm chọn cũng sẽ có những thay đổi phù hợp tối ưu hơn.
Các nút hình chiếc ống hút mực ( gồm có 3 chiếc) có tác dụng đặc biệt để chỉnh tông màu( chiếc màu sáng để chỉnh ở vị trí sáng nhất trong ảnh, chiếc mầu đen nhất để chỉnh mầu ở vùng tối nhất, chiếc còn lại chỗ sáng vừa) bạn hãy đặt vào các vị trí tương ứng mà chỉnh ba màu cơ bản: đỏ, xanh cây, xanh dương cho đên khi màu sắc vừa ý là được. Tôi có lần chụp ảnh sân khấu, bị ánh đèn màu sân khấu tác động mà da mặt nhân vật bị sai màu hết, dùng chức năng này đã chỉnh được cân bằng mầu khá chuẩn.
Đèn mầu Sân khấu làm cho ảnh có mầu thế này
9 X 12cm = 8.8 X 12.7cm
10 X 15cm = 10 X 15.2cm ( CP1)
13 X 18cm = 12.7X 18.0cm ( 7 x 5 inch) CP2
10 X 15cm = 10 X 15.2cm ( CP1)
13 X 18cm = 12.7X 18.0cm ( 7 x 5 inch) CP2
15 X 21cm = 15.2 X 21cm CP3
20 X 25cm = 20.3 X 25.4cm CP4
20 X 30cm = 20.3 X 30.5cm CP6
25 X 38cm = 25.4 X 38cm CP10
30 X 45cm = 30.5 X 45cm CP12
35 X 50cm = 35 X 50.8cm
40 X 60cm = 40 X 60cm
50 X 75cm = 50.8 X 75cm
20 X 25cm = 20.3 X 25.4cm CP4
20 X 30cm = 20.3 X 30.5cm CP6
25 X 38cm = 25.4 X 38cm CP10
30 X 45cm = 30.5 X 45cm CP12
35 X 50cm = 35 X 50.8cm
40 X 60cm = 40 X 60cm
50 X 75cm = 50.8 X 75cm
Bảng kích thước ảnh thông dụng
Bảng kính thước ảnh thông dụng giúp bạn cắt cúp (crop) ảnh số đúng với kích thước ảnh muốn in trên giấy.
Common Photo Print Sizes
Kích thước (mm) | Kích thước (inch) | Pixel (300 DPI/PPI) | Tỷ lệ | Ghi chú |
89 x 127 | 3,5 x 5 | 1051 × 1500 | 10:7 | Thường gọi là cỡ 9 x 12 cm |
102 x 152 | 4 x 6 | 1205 × 1795 | 3:2 | Thường gọi là cỡ 10 x 15 cm (gần cỡ giấy postcard Nhật) |
127 x 178 | 5 x 7 | 1500 × 2102 | 7:5 | Thường gọi là cỡ 13 x 18 cm |
152 × 203 | 6 x 8 | 1795 × 2398 | 4:3 | Thường gọi là cỡ 15 x 20 cm, bẳng 1/2 khổ giấy A4 |
203 × 254 | 8 x 10 | 2398 × 3000 | 5:4 | Thường gọi là cỡ 20 x 25 cm |
203 × 305 | 8 x 12 | 2398 × 3602 | 3:2 | Xấp xỉ bằng khổ giấy A4, gấp đôi cỡ 15 x 20 cm |
254 × 305 | 10 x 12 | 3000 × 3602 | 6:5 | Thường gọi là cỡ 25 x 30 cm |
254 × 381 | 10 x 15 | 3000 × 4500 | 3:2 | Thường gọi là cỡ 25 x 38 cm |
279 × 356 | 11 x 14 | 3295 × 4205 | 14:11 | Thường gọi là cỡ 28 x 36 cm |
279 × 432 | 11 x 17 | 3295 × 5102 | 17:11 | Thường gọi là cỡ 28 x 43 cm |
305 × 381 | 12 x 15 | 3602 × 4500 | 5:4 | Thường gọi là cỡ 30 x 38 cm |
305 × 457 | 12 x 18 | 3602 × 5492 | 3:2 | Thường gọi là cỡ 30 x 45 cm |
762 x 508 | 20 x 30 | 6000 x 9000 | 3:2 | Thường gọi là cỡ 50 x 75 cm, bằng ảnh lịch cuốn treo tường |
105 x 148 | 4.13 x 5.83 | 1748 x 1240 | A6 | Bằng nửa khổ A5, bằng 1/4 khổ A4 |
148 x 210 | 4.13 x 5.83 | 3496 x 2480 | A5 | Bằng nửa khổ A4, xấp xỉ bằng cỡ ảnh 15 x 20 cm |
210 x 297 | 8.27 x 11.69 | 6992 x 4960 | A4 | Khổ giấy A4, xấp xỉ gấp đôi ảnh cỡ 15 x 20 cm |
297 x 420 | 11.69 x 16.54 | 13984 x 9920 | A3 | Gấp đôi khổ A4 |
420 x 594 | 16.54 x 23.39 | 27968 x 19840 | A2 | Gấp đôi khổ A3, gấp 4 khổ A4 |
Một số lưu ý:
- Pixel là điểm ảnh (picture element), đơn vị tính độ phân giải (resolution) của ảnh số. Độ phân giải càng lớn, ảnh càng rõ chi tiết.
- Nếu muốn lưu giữ tệp tin ảnh (image file) ở độ phân giải lớn để bảo đảm chất lượng sử dụng sau này, không cần cúp ảnh nhỏ hơn ảnh đang có đúng theo độ phân giải trong bảng này mà chỉ cần giữ tỷ lệ (hai chiều) của ảnh đúng với tỷ lệ ảnh muốn in.
- Chất lượng ảnh in trên giấy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ phân giải của ảnh gốc, loại máy in, chất lượng máy in, chất lượng mực in, chất lượng giấy sử dụng in ảnh.
- Ảnh nhỏ đem phóng to bằng phần mềm chỉnh sửa ảnh thường thường có chất lượng giảm sút, mất chi tiết hình ảnh, đặc biệt nếu phóng to hơn ảnh gốc với tỷ lệ quá lớn.
Cách sử dụng phần mềm "Capture NX 2" có khác với cách sử dụng phần mềm "Nikon Capture NX-D", nếu có khác nhau xin Quý Sư Huynh chỉ cho đệ link nào để hướng dẫn cách sử dụng phần mềm "Nikon Capture NX-D" ... Email của đệ là: letriminh1968@gmail.com
Trả lờiXóa