Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

FAST STONE IMAGE VIEWER phần mềm chỉnh sửa ảnh nhỏ gọn mà không kém chuyên nghiệp

Mô tả bài viết:  Bạn mới chụp ảnh kỹ thuật số và so sánh ảnh của mình với ảnh của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, thấy có sự chênh lệch quá nhiều về  chất lượng ảnh, đôi lúc, bạn muốn quẳng máy ảnh đi vì sao mình chụp màu không đẹp, hình ảnh không sắc nét. Bạn đừng lo, có thể bạn chưa sử dụng phần mềm chuyên dụng để làm cho ảnh đẹp hơn. Bạn đừng nghĩ rằng ảnh bạn vừa chụp được là đúng như thực tế, trong máy ảnh vốn đã có cài sẵn chế độ chỉnh sửa ảnh rồi, chỉ có điều là vì không muốn làm cho máy nặng nề hơn, phần mềm trong máy không thể bằng phần mềm của bên thứ ba.( click vào Đây nếu bạn không thích bài viết này)


Bạn có thể download tại đường link này http://www.faststonesoft.net/DN/FSViewer51.zip
Sau khi cài đặt,   mở chương trình, giao diện ban đầu thế này:



Có thể  klick vào các thư mục để chọn, FS sẽ dò tìm tất cả các ảnh của bạn lưu trong mỗi phân vùng ổ đĩa, mỗi thư mục, kể cả desktop
Chọn một ảnh , ảnh đõ sẽ hiện lên khổ nhỏ như hình trên, klick đúp sẽ mở toàn màn hình ảnh đó
 Dịch con chỏ sát biên trái: ta thấy hiện menu tắt bên trái như hình sau đây:


CHỨC NĂNG CHÍNH:
-         Auto-adjust colors : Tự động chỉnh màu sắc cho chuẩn
-         Adjust Lighting    : Chỉnh tay sáng tối
-         Adjust  Color       :  Chỉnh cân bằng các màu cơ bản, sắc độ màu
-         Adjust Level        : Chỉnh tay các vùng: sáng nhất, sáng vừa, và tối nhất, có thể tăng tương phản làm cho nước ảnh trong hơn ( chú ý : nếu phần đồ thị hình chuông cân đối hai bên là ảnh chụp  đủ sáng hài hòa, nếu không cân mà leo lên bên phải là dư sáng, leo nhiều lên bên trái là tối nhiều quá)

-         Adjust Curves :   Tác dụng tương tự , bạn có thể nháy con chỏ vào đường thẳng kẻ chéo qua Histogram(*) ( đồ thị sáng tối ) kéo lên, xuống một số điểm, thì hiệu quả về ánh sáng, đậm nhạt , tương phản khá rõ. Cũng như Adjust Level         bạn có thể làm riêng rẽ từng màu một : Đỏ, Xanh lá , xanh  trời
-         Sharpen/blur:  chỉnh sắc nét, hoặc làm mờ ( toàn bức ảnh)
-         Reduce Noise:  Giảm nhiễu ( nếu hình nhiễu quá)
-         Border Effects:  Đóng khung hình ảnh theo nhiều đường viền ( Rất thú vị, làm trong Photo Shop rất mất thời gian, nhưng ở đây thật nhanh, tiện)
-         Resize / Resample  Thay đổi độ phân giải ảnh ( Để in ở Lab cần chọn từ 200 đến dưới 300 dpi ) còn up lên mạng chỉ cần không quá 200 dpi ( thường là 120 dpi là vừa) , thay đổi dc cả kích thước ảnh ( theo đơn vị ins hoặc cm, mm )( chú ý, khi giảm độ phân giải, thì kích thước ảnh tăng, khi tăng độ phân giải , thì kích thước giảm ( cùng dung lượng), nếu giảm cả độ phân giải ( DPI)  và kích thước thì dung lượng file ảnh mới giảm được đấy nhé)


Nếu bạn chọn vào Percent  thì có thể nháy trỏ chuột vào các mũi tên quay lên xuống để tăng giảm dung lượng theo phần trăm
Nếu bạn chọn vào Print Size thì là cách chuyên nghiệp nhất, chọn Resolution ( trên hình đang là 300DPI (**))
kích thước ảnh 2.27 x 2,00 inch ( ở ô đơn vị có  thể chọn  đơn vị cm, mm ) 
Còn các chức năng khác, bạn cứ thử nhé


Nếu chuyển con trỏ xuống sát phía dưới, sẽ hiện menu tắt dưới như thế này:

( Tôi xoay nghiêng đi để chữ được lớn hơn)

Các chức năng chính:
- ABC:   Chèn chữ vào ảnh, chèn hình ảnh đã có vào ảnh
- Crop: Biểu tượng hai góc vuông đặt chồng lên mhau: có tất cả các cỡ ảnh in ở lab, có cắt ảnh tự do free Hand vv
 - Xoay ảnh: theo hai chiều, mỗi lần 90  
Nếu bạn chuyển con chỏ chuột sang sát biên phải, thì màn hình sẽ hiển thị toàn bộ các thông số kỹ thuật của ảnh: Máy ảnh kiểu gì, chụp độ mở ống kính là bao nhiêu, tốc độ chụp là bao nhiêu, có dùng hay không dùng đèn chớp, vv, rất cần thiết để rút kinh nghiệm cho lần chụp sau
  

Chức năng xóa chi tiết thừa của FS khá thú vị, cách làm giống trong Photoshop: Bạn vào chức năng Clone and Heal , chọn kích thước của bút xóa ( copy ) , Bấm Ctrl nháy chuột vào  vùng nào đó ( mà mình định sao chép đè vào chi tiết định xóa ), sau đó bạn chuyển vùng chọn vào vùng định clone ( xóa, copy) nếu bạn di chuột để xóa liên tục thì máy sẽ cọpy một vùng liên tục song song với đường di chuột của bạn
Ví dụ: Ta sửa một số chi tiết thừa của bức ảnh:



Thành bức ảnh sau ( xóa bóng của bé khi chup bằng đèn chớp) ta có bức ảnh sau, nếu làm cẩn thận ( đòi hỏi tỷ mỷ, khéo tay một chút) sẽ chẳng có thể nhận ra ảnh đã sửa:

Khi bạn có một nốt ruồi không mong muốn trên má, bạn sẽ làm gì? Dùng dao, kéo cắt đi, để lại vết sẹo xấu xí hơn trước ư? Không đời nào, BS thẩm mỹ sẽ lấy một mảnh da của chính bạn ở một vị trí khác nhân nó lên rồi dán vào chỗ nốt ruồi đã cắt. Bản chất của Clone and Heal cũng thế. Khi bạn bấm Ctrl và klick vào một vùng nào đó trên ảnh, tức là bạn đã lấy vùng đó sao chép  đè vào chỗ bạn muốn xóa đi trên ảnh.

Tôi thì tôi vẫn dùng song song cả hai phần mềm FS và CaptureNX của Nikon. FS giúp tôi làm những ảnh đã chụp khá chuẩn, và nó có thể chỉnh sửa cả file ảnh của định dang RAW của Nikon là ***.NEF. Chỉ có điều nó không save lại được vào file gốc mà save thành một file với định dạng khác ( JPEG; BITMAP, TIF, PNG,... tùy theo bạn muốn)
Cuối cùng, bạn có thể sử dụng FS để  phóng to một bức ảnh mà bạn nhận được, cũng sử dụng chức năng Resize/ Resample: bạn nên chọn phần Print size, chọn kích thước, chọn độ phân giải. Nếu bức ảnh nhỏ quá, khi phóng lên kích thước lớn sẽ bị vỡ. Khi ấy, bạn sẽ dùng chức năng làm mờ ( Sharpen / Blur ) để làm mịn trước khi Save as vào một file mới.

--------------------------------
(**) DPI là dữ liệu chỉ số điểm ảnh trên một inch chiều dài: 300 DPI nghĩa là trên một chiều dài 1 inch có 300 điểm ảnh. Phóng ảnh càng lớn, để cho ảnh không bị rạn, vỡ hoặc mất chi tiết, cần tăng số DPI lên, còn ảnh thông dụng cỡ 7x5 inch ( 18x13cm) thì chỉ cần 150 DPI cũng đã đẹp lắm rồi. Nếu bạn không cắt ảnh trước, khi đưa ra hàng in ảnh, KTV sẽ cắt và thay đổi dung lượng theo ý họ, có thể không làm mình hài lòng.
(*) Histogram là một biểu đồ cho biết số lượng điểm ảnh ở các cấp độ sáng khác nhau. Theo trục ngang từ trái sang phải là cấp độ sáng, theo trục đứng là số lượng điểm ảnh. Nếu biểu đồ có hình chiếc chuông hay hình nấm, là bức ảnh hài hòa nhất về ánh sáng:  có nghĩa là từ trái sang số điểm  quá tối trên ảnh rất ít, đỉnh của chuông cao nói lên rằng số điểm ảnh sáng vừa trên ảnh là nhiều nhất, sang bên phải thấp dần nghĩa là số điểm dư sáng rất ít. Khi một bức ảnh cháy ( để mở rộng, hoặc thời gian phơi quá lâu) thì  biểu đồ như một cái dốc từ phải sang trái, ngược lại, khi thiếu sáng, thì biểu đồ lại là một cái dốc từ trái sang phải. Đôi khi biểu đồ có phần yên ngựa, là lúc bức ảnh càng tệ: vừa nhiều điểm quá sáng, vừa nhiều điểm quá tối thế chẳng khác nào xem một bức tranh vẽ bằng hắc ín lên nền giấy thật trắng. Tuy nhiên, histogram cũng chỉ là dữ liệu tham khảo. Đôi khi dư sáng một chút, hay thiếu sáng một chút lại có hiệu quả nghệ thuật tốt. Cho nên, việc chỉnh cân bằng ánh sáng, tương phản là một nghệ thuật, phụ thuộc vào ý đồ của người chỉnh sửa. FS có cho phép chỉnh Histograma cho Tổng hợp cả 3 màu RGB, từng màu R ( đỏ); G ( xanh lá) và B ( xanh blue - xanh dương)

1 nhận xét: