Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

FULL FRAME HAY LÀ CROP ?

Câu hỏi muôn thuở cho người chơi máy DSLR là có nên nâng cấp lên máy Full frame hay cứ để dùng máy Crop? Nếu bắt đầu  dùng cameras DSLR nên chọn loại nào?
DSLR Full frame ( còn được ký hiệu là FX, hay DG , hay  Di I ) là loại dùng cảm biến lớn gần được như film 35mm ( 24mm x 36 mm) của máy ảnh chụp film, còn DSLR crop  APS-C   ( Ký hiệu là DX  hoặc  DC  hoặc  Di II )là loại dùng cảm biến nhỏ hơn một chút ( 15,8 mm x 23,6 mm )( chỉ có diện tích 30 - 40 % của cảm biến Full frame, cảm biến crop của Nikon lớn hơn của Canon một chút)

Cảm biến lớn hơn thì thu được nhiều ánh sáng hơn. Số diot quang phụ trách một điểm ảnh như nhau nhưng sẽ lớn hơn. Chụp thiếu sáng tốt hơn, tốc độ có thể nâng lên nhanh hơn, hạn chế sự mờ nhòe của chuyển động vì phải sử dụng tốc độ thấp, điều đó là chắc chắn. Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đều lựa chọn FX để có thể sáng tác các bức ảnh trong điều kiện thiếu sáng nghệ thuật ( tôi xin nhấn mạnh: THIẾU SÁNG NGHỆ THUẬT , THIẾU SÁNG CHỦ ĐỘNG, chứ không phải là thiếu sáng bị động) , họ ít khi sử dụng đèn flash trợ sáng, hoặc có dùng thì cũng dùng rất nhiều đèn để tạo ra thứ ánh sáng hoàn hảo nhất trong studio. FX vì thế cũng đắt hơn DX về cảm biến. vì cảm biến lớn, nên kích thước máy cũng vì thế mà lớn hơn theo tỷ lệ tương đương , vì ống kính phải đặt xa cảm biến hơn.
Máy DX cảm biến nhỏ hơn, lại có cái hay dùng được các ống kính của cả hai loại máy FX và DX. Kích cở máy nhỏ hơn phù hợp với các tay máy không chuyên và hay di chuyển, và giá máy cũng rẻ hơn. Về  chụp thiếu sáng, với tiến bộ của  công nghệ sản xuất cảm biến hiện tại, chụp thiếu sáng không còn là vấn đề lớn, máy DX  hiện tại có thể chụp đến ISO 3200 mà không mất chi tiết và nhiễu như máy FX đời trước.
Một số nhiếp ảnh gia bảo thủ cho rằng chất ảnh của FX hơn DX về độ sâu của ảnh, nhưng khi đặt hai bức ảnh chụp từ hai máy FX và DX không phải ai cũng phát hiện ra ảnh nào được chụp từ máy nào. Nhất là trong điều kiện ánh sáng đủ thi một máy compac nhỏ và máy DSLR chất ảnh cũng ngang ngửa nhau. Có chăng, vì hạn chế của ống kính máy ảnh compac mà người ta phát hiện ra ảnh của máy compac mà thôi.


Nhưng, sử dụng máy FX vẫn là ước mơ khắc khoải của hầu như mọi người đang dùng DX.

Tại sao lại thế?

Nếu,bạn không dùng ảnh của mình để dự thi các giải nhiếp ảnh, không dùng nhiếp ảnh để mưu sinh, chụp ảnh chỉ là thú vui thì có thật cần thiết  phải chơi một chiếc máy FX to và nặng, với nhiều tính năng chuyên nghiệp chẳng bao giờ bạn dùng đến.( cũng phải nói lại là có khá nhiều bức ảnh đoạt giải thưởng được chụp từ những chiếc máy Nikon D70 cổ hoặc thậm chí, máy ảnh compac ) 
Mặt khác, chất lượng của một tấm ảnh còn phụ thuộc rất nhiều vào ống kính mà bạn sử dụng, với máy DX bạn có quyền sử dụng tất cả các ống kính của máy FX. Còn máy FX lại không sử dụng được ống kính DX ( dùng thì các góc ảnh bị nguýt màu đen ).
Thêm nữa, nếu bạn chụp ảnh sự kiện, thì không thể thiếu đèn flash rời, kể cả máy FX, bởi lẽ, nếu thiếu sáng thì lượng màu của ảnh không lên đủ, bức ảnh sẽ thiếu sức sống. Lời khuyên là bạn cứ tăng ISO lên mà chụp, có thể tăng đến 3200 ISO cũng chẳng sao ( Có nhiều máy quảng cáo có ISO lên đến 128000 hoặc là 256000, nhưng bạn chớ có quan tâm nhiều về điều đó, quảng cáo là quảng cáo, đã phải dùng đến mức ISO như thế thì điều kiện ánh sáng quá kém để có một bức ảnh ra hồn), vì bức ảnh của bạn chỉ dùng ở kích cỡ tờ giấy A4 thì chẳng phải lo nhiễu màu hay nhiễu hạt làm gì. Đến như mắt người cũng chỉ có mức ISO khi thiếu sáng là 800 mà thôi, nên chụp ảnh nghệ thuật cũng cần lưu ý đến việc sử dụng ISO không đi quá chênh với con mắt của người. Các máy ảnh smathphone không đèn cũng thường để ISO tự động có khi đến 2400. Dùng máy DX bạn sẽ dư tiền để trải nghiệm các ống kính có độ mở lớn ( các ống kính nhanh ) mà  hình ảnh vẫn sắc nét, màu sắc vẫn trung thực, thường là các ống kính Nano ( nikon) Luxury ( canon ) 
Nếu bạn xem hình ảnh so sánh về kích cỡ máy ảnh ở trên, thì có thể thấy, chiếc máy  ảnh Four Third ( dòng không gương lật - như Sony NEX , hoặc Nikon J1 ) có kích cỡ cảm biến chỉ có 10- 12% diện tích cảm biến FX thôi đấy, còn với lũ đàn em compac, thì  diện tích cảm biến chỉ là 4- 5 % diện tích cảm biến FX) . Nhưng những máy ảnh đó cho ra nhiều bức ảnh cũng nào có kém cạnh là bao? ( lưu ý bạn là tỉ lệ diện tích bằng bình phương tỉ lệ cạnh đấy nhé)
Chụp FX với sự vượt trội về cảm biến, sẽ dễ hơn, ít phải tính toán về khẩu, tốc hơn là người chụp DX, nên nếu đang học hỏi chụp ảnh, thì nên sử dùng DX là vì vậy. Ngược lại, sử dụng DX sẽ làm bạn trở nên thông minh năng động hơn.
Những chiếc máy ảnh nặng nề gây sự chú ý của nhiều người  cũng là một hạn chế của người nghiệp dư cầm máy pro.
Nếu bạn sử dụng máy ảnh fulframe, bạn gia nhập đội ngũ chuyên nghiệp, chịu chơi, do đó, ống kính bạn mua cho chiếc máy của bạn thường là rất đắt, bởi vì nó rất cao cấp và chất lượng, nikon rất hạn chế làm ống kính Nano cho dòng crop, nhưng, len kit cho dòng trung cấp fulframe cũng đã là ống kính Nano 24-70mm N, hoặc 24-120mm N. Mặc dù có thể, nhưng chả ai lại điên mà lắp ống kính FX lên máy DX cả. 
Và, nếu bạn cầm chiếc máy đắt tiền mà chụp không đẹp hơn chiếc smathphone của bạn gái thì cứ gọi là liệu hồn!
Mình, thì minh đang mơ đủ tiền mua một ống kính góc rộng của TOKINA đây!



Dưới đây, là hai cặp ảnh. Trong mỗi cặp, một ảnh chụp bằng máy DSLR D800 36Mp full frame, một ảnh chụp từ Iphone 6S  13Mp. Bạn thử phân biệt xem đâu là ảnh chụp từ máy ảnh chuyên nghiệp còn đâu là ảnh chụp từ chiếc Smathphone của Apple nhé! ( Ảnh lấy từ báo Vnexpress )








Không để bạn phải sốt ruột, đáp án là ảnh ở nửa trên là chụp bởi D800, còn ảnh ở nửa dưới là chụp bởi Iphone 6S
Cả Nikon và Apple đều phải mua cảm biến máy ảnh của hãng Sony, cảm biến của Iphone là loại RGBW tăng cường màu trắng để chụp thiếu sáng tốt hơn. Nikon đôi khi cũng dùng cảm biến máy ảnh của Tosiba, nhưng hiện nay, bộ phận sản xuất cảm biến máy ảnh của Tosiba cũng đã bị Sony mua lại với giá gần 200 triệu $. Nếu cứ so kích cỡ cảm biến thì cảm biến của Iphone 6S chỉ là cỡ bé nhất trong bảng so sánh trên.































By Sony TY 100

By Sony TY 100

By Sony TY 100

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét