Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

CHỤP ẢNH NGƯỢC SÁNG ĐẸP HƠN BẰNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG




Bây giờ đã ra đời các dòng điện thoại chụp ảnh rất hiện đại. Ảnh sau khi chụp xong có thể post lên mạng hay chia sẻ ngay với bạn bè, chụp ảnh với điện thoại được bất cứ lúc nào và rất tự nhiên, đời thường nên ai cũng chụp được và người chụp và người được chụp cũng thoải mái tạo dáng. Nhất là việc ra đời các gậy chụp ảnh sellfie là cho việ chụp ảnh bằng điện thoại thú vị hơn bao giờ hết .
Ngoại trừ bình thường bạn chụp thuận sáng ( nguồn sáng ở phía sau người cầm máy chụp) nhiều người thích chụp ngược sáng vì những bức ảnh ngược sáng đôi khi rất thú vị, hoặc bắt buộc phải chụp như vậy để lấy bối cảnh phía sau làm kỷ niệm trong một kỳ du lịch.
Đôi khi chụp ảnh bằng điện thoại bạn thấy trong ảnh bầu trời trong xanh, mây trắng lượn bay rất đẹp, trong khi đó mặt người lại tối đen chả nhận ra ại với ai. Trong khi cũng đứng đúng chỗ đó, bạn mình lại chụp được bức ảnh rõ mặt người, còn bạn thì không, tại sao vậy?



Với mắt người , khi ánh sáng mạnh, con ngươi hẹp lại để cho ánh sáng vào ít hơn, khi ánh sáng yếu đi, con ngươi lại mở rộng ra. khi tối quá, con ngươi mở hết cỡ nhìn không rõ thì ta nhìn lâu hơn, còn nếu ánh sáng quá mạnh, ta chói mắt lập tức nhắm mắt lại ngay. Máy ảnh cũng thế, nếu ánh sáng yếu nó mở rộng khe lộ sáng để ánh sáng vào nhiều hơn ta được ảnh rõ hơn, hoặc mở ra lâu hơn rồi mới đóng nắp thu sáng lại. Để làm được chính xác điều đó, máy có cơ chế đo sáng ( còn người thì có hệ thần kinh), vấn đề là bạn cần cho máy biết bạn định cho máy đo sáng vào đâu mà thôi. Nếu đo sáng vào vị trí bầu trời, tất nhiên là sáng nhất, máy sẽ khép bớt con ngươi lại, mở ra và nhắm mắt nhanh hơn nên nhìn thấy mây trắng và trời xanh, còn lùm cây, hay mặt người có thể sẽ tối đen. Còn nếu bạn cho nó đo sáng vào mặt người mình định chụp, khi đó máy sẽ mở rộng con ngươi hơn, mở mắt lâu hơn để nhìn rõ mặt người, khi đó chỗ sáng hơn như bầu trời sẽ có thể trắng xóa, không rõ chi tiết mây. Khi chênh lệch vùng sáng và vùng tối quá lớn ( mà ta thường bị chói mắt, bị quáng cũng không thể nhìn thấy vùng tối) máy cũng như người bó tay thôi, trên ảnh tất cả đều lóa sáng còn vùng tối thì mờ mịt.
Các máy ảnh ngắm chụp thông dụng và máy ảnh điện thoại đều mặc định đo sáng trung bình một khu vực chính giữa khuôn hình, và đo nét cũng đúng vùng đó. Các điện thoại hiện đại hơn cũng được trang bị cơ chế đo sáng đúng vùng bạn định lấy nét ( bằng tay ), tuy nhiên nó đo nét và đo sáng tốt nhất cũng tại khu vực trung tâm
Vì thế:
Một là: đừng bắt điện thoại chụp ngược sáng, khi mặt người và vùng sáng quá chênh lệch về cường độ ánh sáng.
Hai là: Đưa khuôn mặt người vào vùng trung tâm ảnh, hoặc hướng vùng trung tâm vào phần áo mầu sẫm khi đó mặt người sẽ sáng hơn, máy cũng dò tìm lấy nét những đối tượng ở vùng trung tâm khuôn hình
Ba là một số đt có chức năng dò tìm mặt người thì tốt, nhưng cũng đừng để các khuôn mặt đó quá xa vùng trung tâm. Bạn có thể dùng tay chạm nhẹ vào khuôn mặt trên màn hình để lấy nét và đo sáng vào vị trí đó
Bốn là, chọn hướng chụp để ánh sáng mạnh ( mặt trời, đèn ) không rọi vuông góc với máy, tốt nhất là chếch so với điện thoại một góc lớn hơn 45 độ.
Năm là Nếu điện thoại có đèn led trợ sáng nên bật lên khi chụp ngược sáng, kể cả ban ngày nhé! Máy ảnh sẽ nháy đèn khi chụp và chiếu sáng khu vực mà bạn chạm tay vào màn hình để lấy nét với hết sức mà nó làm được, khi đó, trong mắt nhân vật sẽ có một đốm sáng, gọi là catchlight rất đẹp, còn nếu nhân vật đeo kính thì khỏi nói nhé

Ảnh chụp sẽ đẹp nhất khi ánh sáng chếch và phía sau nhân vật có một vùng tương đối tối, ví dụ một lùm cây, hoặc bóng của một tòa nhà, ngọn núi
Sau là, cái cảm biến của điện thoại chỉ to bằng hạt gạo, so với cảm biến của máy chuyên nghiệp to bằng con tem, bạn nên tận dụng toàn bộ khuôn hình để thể hiện đối tượng, đừng cứ chụp xong rồi mới cắt bớt, thành ra hình ảnh to hơn nhưng lại mất chi tiết hoặc có nhiều hạt nhiễu. Số megapix càng lớn càng nhiều nhiễu hạt trong vùng tối đấy bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét