Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2018

STOP TRONG NHIẾP ẢNH CÓ NGHĨA LÀ GÌ?




Đối với ánh sáng trong nhiếp ảnh, một "stop " được quy định là mức sau gấp đôi mức trước.
Vì lý do đó: với độ mở ống kính, từ mức f1.4 xuống một stop là f2.8, tiếp tục cho đến f5.6, rồi f11, f22... sau mỗi mức đó, ánh sáng đi vào cảm biến chỉ còn một nửa. Nhưng người ta cũng chia ra mức trung gian giữa một stop: từ một ống kính có độ mở lớn nhất f1.4 đến f2.8 có mức f2.0 ( 1.4 bằng căn bậc hai của 2, nhân với căn bậc hai của 2 ta được f2.0, thì bước tiếp theo của nó là f4.0, trung gian đến f5.6, thêm một bước nữa là f8 trung gian giữa f5.6 và f11, bước tiếp theo của f8, tất nhiên là f16 là trung gian giữa f11 và f22) cũng hệt như khoảng cách giữa hai điểm giữa độ cao hai bậc cầu thang đúng bằng khoảng cách giữa độ cao hai mặt cầu thang ( liền nhau)
Các ống kính có thể chế tạo với độ mở tối đa khác nhau, nhưng người ta vẫn đưa về các mức độ mở fn trong đó n là các giá trị lũy thừa của căn bậc hai của số 2. Mức 1.4 có thể coi là căn bậc hai của 2.
Vì thế, với tốc độ, lượng ánh sáng sẽ giảm còn 1/2 nếu ta tăng tốc độ gấp đôi. ví dụ, từ tốc 1/60s lên 1/120s. Khi đó, muốn cho lượng ánh sáng vào sensor không đổi ta phải mở rộng thêm một khẩu, ví dụ đang để khẩu f8, ta phải mở về f4. Người ta cũng nói là tăng tốc độ lên một stop, hay một khấu.
Với ISO cũng thế, từ ISO 100 lên ISO 200 tức là độ nhạy sáng gấp đôi, để đo sáng không bị sai, ta phải khép khẩu thêm một stop, ví dụ, đang từ f3.5, bạn sẽ phải khép về f7.1 ( lưu ý những mức ghi trên ống kính chỉ có giá trị gần đúng thôi nhé, vd, 7.1 coi như gấp đô 3.5)
ISO: thêm một stop là chia đôi
Aperatura ( độ mở): thêm một stop là chia đôi
Speed ( tốc độ): thêm một stop là nhân  đôi
Thêm, tức là tăng lượng ánh sáng vào cảm biến


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét