Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

TÍNH KHÔNG VÀ HỢP TƯỚNG

Khái niệm Không trong triết học Phật giáo rất trừu tượng
- KHÔNG: xuất phát từ chỗ không công nhận thực thể thông qua nhận thức, qua xúc, thọ, cảm: Gió mát ư? người này thì thấy mát, có thể người khác lại không thấy mát
- KHÔNG: xuất phát từ chỗ không công nhận các khái niệm do nhận thức tạo nên. Khoa học mà nền tảng là suy luận, đều dựa trên các khái niệm và các phép tư duy.
Xin trích dẫn một đoạn trong bản dịch: Năm cái thấy - C.T. Shen - Phan Huy An dịch - Thư viện Hoa Sen:
Cho phép tôi dùng một cái radio làm ví dụ. Hãy tưởng tượng tôi có một cái radio ở đây. Nếu tôi tháo cái loa ra, bạn có thể gọi cái loa là radio không? Câu trả lời là không. Bạn chỉ có thể gọi nó là cái loa. Bây giờ, tôi tháo linh kiện bán dẫn ra, bạn có thể gọi linh kiện bán dẫn là radio không? Lại là không, nó là linh kiện bán dẫn. Cái tụ điện, điện trở, hộp nhựa, dây điện v.v… thì thế nào? Không có gì trong những thứ này là radio cả. Khi tất cả các bộ phận đó được tháo ra, bạn có thể nói cho tôi cái radio ở đâu? Không có cái radio. Do đó, từ “radio” chỉ đơn giản là một cái tên cho một nhóm được các thành phần kết hợp lại với nhau một cách tạm bợ. Khi người ta tháo nó ra, cái radio đánh mất sự tồn tại của nó. Một cái radio không phải là một thực thể vĩnh cửubản chất thực sự của cái radio là “không.” 
Không chỉ cái radio; cái loa cũng là “không.” Nếu tôi tháo cục nam châm ra khỏi cái loa, bạn có thể gọi nó là cái loa không? Không, bạn chỉ gọi nó là cục nam châm, nếu tôi tháo cái khung ra, bạn có thể gọi nó là cái loa không? Lại không, bạn gọi nó là cái khung. Khi tất cả các thành phần bị tháo tung ra từng cái một thì ở đây cái gì là cái loa? Vì vậy, nếu chúng ta tháo rời cái loa ra, nó đánh mất sự hiện hữu của chính nó. Một cái loa thì không có thực thể vĩnh hằng. Do vậy, cái loa là “không”. 
Phương pháp phân tích bằng sự phân tán này có thể áp dụng đối với mọi thứ trong thế gian này, và cũng sẽ đưa đến sự kết luận như vậy. Do đó, không có một thực thể trường tồn vĩnh cữuVì vậy, bất cứ cái gì mà chúng ta đặt cho nó một cái tên chỉ là một cái tên giả tạm chứ thật sự không có cái tên thật
Mỗi khái niệm đều mang trong nó một tập hợp đối tượng ( Ngoại diên) và một tập hợp thuộc tính (Nội hàm), cả nội hàm, ngoại diên đều phụ thuộc nhận thức của con người, và người cũng chỉ là một thành phần rất nhỏ trong thế giới, vì thế mà mọi khái niệm đều không khách quan, vậy nó là KHÔNG


Trong kinh Kim Cương, mỗi một khái niệm được cho là một Hợp tướng. Vd, Cái Radio là một hợp tướng gồm nhiều hợp tướng nhỏ hơn như cái Loa, chiếc Transitor , chiếc Tụ điện,..và nhỏ hơn nữa là các tướng vi trần ví dụ nguyên tử, nhưng bản thân cái gọi là vi trần lại không phải là vi trần,  trình độ khoa học hiện đại đã đi sâu vào nguyên tử, thấy nó được cấu tạo bởi các hạt và sóng năng lượng, và cứ thế, còn nhỏ hơn nữa....
Tướng, trong nguyên bản tiếng Phạn là một tri giác ( samijnã) ( perception) rõ ràng là phụ thuộc vào đối tượng sở hữu nó. Và vì thế, các tướng cũng là KHÔNG.
Cái mà Như Lai gọi là thế giới tam thiên đại thiên, nó không phải là thế giới cho nên mới gọi là thế giới. Vì sao? Nếu thế giới mà có thật thì đó là một hợp tướng. Cái mà Như Lai gọi là một hợp tướng vốn không phải là một hợp tướng cho nên mới gọi là một hợp tướng
Tu Bồ Đề! Cái gọi là một hợp tướng chỉ là một ước lệ ngôn ngữ không có thực chất. Chỉ có kẻ phàm phu mới bị vướng mắc vào thôi" ( trích Kinh Kim cương Bát nhã Bala mật đa)
Trong lối tư duy bát nhã, tất cả các khái niệm đều là tạm để sử dụng, không có thực, vì thế gọi là KHÔNG, và nêu cao tinh thần vô ngã:
" Tu Bồ Đề, Những chúng sinh đó không phải là chúng sinh, mà cũng không phải là không chúng sinh. Vì sao thế? Tu Bồ Đề, cái mà Như Lai gọi là không phải chúng sinh mới thực sự được gọi là chúng sinh" trích Kinh Kim cương Bát nhã Bala mật đa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét